vĐồng tin tức tài chính 365

Vị thế VDB trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước

2021-07-01 09:30

Trải qua 15 năm hoạt động, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nỗ lực, đoàn kết vượt qua thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao là ngân hàng chính sách của Chính phủ, đảm bảo đủ năng lực thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Bước đột phá trong chính sách tín dụng

Cách đây 15 năm, sự ra đời của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) theo Quyết định 108 ngày 19.5.2006 của Thủ tướng Chính phủ là một bước đột phá, đáp ứng yêu cầu đổi mới chính sách tín dụng của Nhà nước, phù hợp với lộ trình cam kết gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cũng từ đây, việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước theo mô hình ngân hàng phát triển thay cho mô hình quỹ tài chính Nhà nước đã đánh dấu sự chuyển biến tích cực của quá trình cải cách tài chính công, theo hướng đổi mới phương thức tài trợ của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển của nền kinh tế, phù hợp với các cam kết của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, VDB được giao nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu; nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa VDB với các tổ chức ủy thác…

VDB cũng được Chính phủ tin tưởng giao quản lý huy động vốn và đầu tư nhiều dự án quy mô lớn như đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; quản lý cho vay có hiệu quả các nguồn vốn theo Chương trình Kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa hệ thống đường giao thông nông thôn; tôn nền vượt lũ để xây dựng cụm, tuyến dân cư ở vùng ngập sâu Đồng bằng sông Cửu Long.

Dấu ấn trong thực hiện mục tiêu Quốc gia

Trong 15 năm qua, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước thông qua VDB ghi dấu ấn trong việc hỗ trợ những ngành, nghề mũi nhọn chương trình kinh tế trọng điểm, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của nền kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong vùng hưởng lợi của dự án.

Tính đến nay, VDB đã huy động được nguồn vốn lớn (gần 610.000 tỉ đồng) đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dự án của các doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Chính phủ. Vốn do VDB cho vay trong giai đoạn 2006 - 2021 chiếm khoảng 5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng khoảng 2% GDP. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước bình quân giai đoạn 2006 - 2021 đạt khoảng 3%/năm, tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ bình quân giai đoạn 2006 - 2021 đạt khoảng 3,15%/năm.

Việc tiếp cận được với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước qua VDB đã góp phần giúp cho các chủ đầu tư đủ sức thực hiện nhiều dự án lớn, quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, việc VDB quản lý cho vay có hiệu quả các nguồn vốn theo các chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

Trong bối cảnh trong nước và trên thế giới còn nhiều khó khăn và thách thức, rất nhiều yêu cầu được đặt ra để hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của VDB sau năm 2021. Trong đó cần thiết phải xây dựng khung pháp lý riêng áp dụng cho VDB. Hiện tại, VDB đang hoạt động theo Điều lệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hoạt động cũng như những vướng mắc liên quan đến khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của VDB cần thể chế hóa hoạt động của VDB bằng những Quy định/Luật gắn với lộ trình hoàn thiện mô hình sau giai đoạn cơ cấu lại.

Một đề xuất khác là ngân sách Nhà nước cần tiếp tục bố trí đủ vốn điều lệ cho VDB theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB. Chính phủ ưu tiên bố trí các nguồn vốn lãi suất thấp, thời gian cho vay dài để cho VDB vay theo quy định của pháp luật; đồng thời xem xét việc cấp bảo lãnh Chính phủ để VDB phát hành trái phiếu và huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.

Xem thêm: odl.429529-coun-tad-ioh-ax-et-hnik-neirt-tahp-coul-neihc-gnort-bdv-eht-iv/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vị thế VDB trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools