vĐồng tin tức tài chính 365

Bóng dáng của T&T Group và Geleximco trong thương vụ bán 3 dự án điện mặt trời công suất hơn 400 MW cho tập đoàn năng lư

2021-07-01 09:55

Tập đoàn năng lượng toàn cầu và 2,3 GW điện tái tạo tại Việt Nam

Mainstream Renewable Power, công ty năng lượng tái tạo toàn cầu vừa ký thỏa thuận mua lại 80% cổ phần Công ty D&T, đơn vị phát triển ba dự án điện mặt trời công suất 405 MW tại tỉnh Đăk Nông. Đây là 3 dự án đã được bổ sung vào Quy hoạch điện VII cuối năm 2020, theo kế hoạch dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022.

Với giao dịch này, Mainstream đánh dấu những bước đi chính thức tiếp theo trong kế hoạch đầu tư các dự án năng lượng tại Việt Nam. Mainstream thực tế đã cùng đối tác AIT phát triển một dự án điện gió ngoài khơi công suất 500 MW tại tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, công ty cũng có thỏa thuận cùng Tập đoàn Phú Cường phát triển dự điện gió ngoài khơi Phú Cường Sóc Trăng công suất 1,4 GW.

Bên cạnh việc hợp tác với các đối tác địa phương phát triển điện tái tạo, Maistream cho biết đã ký với Chính phủ Việt Nam một chương trình chia sẻ kiến thức phát triển điện gió ngoài khơi, giúp cho các chủ đầu tư nâng cao năng lực.

- Dự án điện gió ngoài khơi Phú Cường 1,4 GW sẽ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á khi hoàn thành. Theo kế hoạch, dự án bắt đầu triển khai năm 2021, hòa lưới điện năm 2023. Trong giai đoạn 1, điện gió Phú Cường sẽ hoàn thành 400 MW công suất, giai đoạn 2 hoàn thành nốt 1 GW còn lại.

- Maistream đã ký thỏa thuận liên doanh cùng Công ty AIT phát triển dự án điện gió ngoài khơi 500 MW tại Bến Tre (tháng 11/2020). Dự án này đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục để đưa vào Quy hoạch điện VIII.

"Thoả thuận này giúp chúng tôi tiếp tục củng cố vị thế tại Việt Nam, quốc gia được quốc tế công nhận là một trong những nước đi đầu khu vực về triển khai năng lượng mặt trời", ông Cameron Smith, Tổng giám đốc phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Mainstream chia sẻ.

"Chúng tôi đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2016, đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng với hơn 2,3 GW điện mặt trời và điện gió ngoài khơi đang được triển khai".

Ông Trần Đỗ Thành, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc D&T nói rằng: "Sự hợp tác này không chỉ tốt cho hai bên mà còn đem lại hiệu quả cho tỉnh Đăk Nông. Quy mô của các dự án này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo cũng như sự phát triển của tỉnh".

 Bóng dáng của T&T Group và Geleximco trong thương vụ bán 3 dự án điện mặt trời công suất hơn 400 MW cho tập đoàn năng lượng toàn cầu  - Ảnh 1.

Ông Trần Đỗ Thành, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc D&T, (trái) và Tổng Giám đốc APAC của Mainstream, Cameron Smith (phải)

Bóng dáng T&T và Geleximco

CTCP Phát triển và Công nghệ D&T, bên bán, được thành lập từ cuối tháng 8/2019. Vốn điều lệ của công ty này chỉ 20 tỷ đồng, đều do các cá nhân góp. Đáng chú ý, ông Trần Đỗ Thành, Tổng giám đốc D&T chính là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T.

Tháng 11/2020, ba dự án điện mặt trời của D&T tại tỉnh Đăk Nông được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Đó là: ĐMT Xuyên Hà (130 MW), ĐMT Ea T’ling (95 MW) và ĐMT Cư Knia (180 MW). Trong đó, dự án Xuyên Hà có mức đầu tư 2.500 tỷ đồng, E T’ling 1.900 tỷ đồng, Cư Knia 3.600 tỷ đồng. Các dự án sử dụng 20% vốn chủ sở hữu, còn lại là vốn vay nước ngoài để thực hiện.

Theo thông tin của TheLEADER, Tập đoàn Geleximco là đơn vị cam kết bảo lãnh với tỉnh Đăk Nông về nhân sự, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính, đảm bảo thu xếp nguồn vốn để thực hiện 3 dự án này.

Trao đổi với TheLEADER, ông Vũ Văn Hậu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco cho biết: "Geleximco với D&T có quan hệ hợp tác liên doanh, mỗi bên sẽ lo một phần công việc".

Ông Hậu cũng nói thêm rằng, tổng mức đầu tư 3 dự án khoảng 8.000 tỷ đồng, Gleximco và D&T đủ khả năng đáp ứng lượng vốn tối thiểu cần có trong vai trò chủ đầu tư.

Trong lĩnh vực năng lượng, Geleximco chỉ được biết đến với việc sở hữu nhà máy nhiệt điện Thăng Long (2x300 MW) tại tỉnh Quảng Ninh. Lĩnh vực năng lượng tái tạo với tập đoàn này hiện còn khá mới mẻ.

Trong khi đó, sự xuất hiện của ông Trần Đỗ Thành trong vai trò Tổng giám đốc khiến người ta liên tưởng nhiều đến mối liên hệ với Tập đoàn T&T tại các dự án điện mặt trời Đăk Nông. Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển thực tế đã và đang tham gia phát triển nhiều dự án điện tái tạo.

Năm 2020, T&T đã hòa lưới điện 4 dự án điện mặt trời gồm: Phước Ninh (45 MW), Hồng Liêm 3, Thiên Tân 1.2 và Thiên Tân 1.3. Tổng công suất của 4 nhà máy đạt 245 MW.

Bên cạnh đó, T&T cho biết đang nghiên cứu, có kế hoạch triển khai hàng loạt dự án điện gió tại các địa phương giàu tiềm năng với tổng công suất 530 MW. Dự kiến các nhà máy sẽ hòa lưới điện quốc gia vào tháng 10/2021, là thời điểm cuối áp dụng giá FIT ưu đãi từ Chính phủ.

Theo tìm hiểu, Tập đoàn T&T đã thâu tóm lại và cho khởi công hai dự án điện gió Yang Trung (145 MW) và Chơ Long (155 MW) từ CTCP Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn (Hoàng Sơn), một doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình.

Cho dù ít tên tuổi, Hoàng Sơn có tham vọng nghiên cứu đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng vào các dự án điện tái tạo khu vực Tây Nguyên.

Trong quá khứ, Hoàng Sơn từng đầu tư ban đầu vào hai dự án điện mặt trời Mỹ Sơn 1 và Mỹ Sơn 2, nhưng sau đó đã chuyển nhượng lại cho phía BB Power Holding - mảng đầu tư năng lượng của doanh nhân Vũ Quang Bảo (Tổng giám đốc Bitexco).

Đông A

Nhịp sống kinh tế

Xem thêm: nhc.33422649010701202-uac-naot-gnoul-gnan-naod-pat-ohc-wm-004-noh-taus-gnoc-iort-tam-neid-na-ud-3-nab-uv-gnouht-gnort-ocmixeleg-av-puorg-tt-auc-gnad-gnob/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bóng dáng của T&T Group và Geleximco trong thương vụ bán 3 dự án điện mặt trời công suất hơn 400 MW cho tập đoàn năng lư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools