vĐồng tin tức tài chính 365

Quy định thuế về TMĐT của EU ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?

2021-07-02 13:05

Từ ngày 1/7, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu qua kênh thương mại điện tử đều phải chịu thuế giá trị gia tăng VAT, thay vì chỉ những nhóm hàng có giá trị từ 22 Euro trở lên như trước đây. Trong bối cảnh hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển nhanh gần đây, quy định mới này từ Liên minh châu Âu có ảnh hưởng như thế nào đến nhà bán hàng Việt Nam?

Hiện tại các sàn thương mại điện tử đầu ngành tại Việt Nam như Lazada, Tiki hay Shopee đều có hoạt động bán hàng xuyên biên giới. Tuy nhiên, chủ yếu ở chiều hàng ngoại nhập về tiêu thụ trong nước. Hàng trong nước xuất khẩu qua các sàn trực tuyến này hướng đến các nước khu vực Đông Nam Á.

Riêng các nền tảng chuyên hỗ trợ doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng đi nước ngoài có Alibaba của Trung Quốc và Amazon của Mỹ. Đại diện Alibaba Việt Nam cho biết, có hàng nghìn doanh nghiệp Việt đang xuất hàng thông qua nền tảng, nhưng đều qua hình thức B2B - doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp chủ yếu tại các thị trường ngoài châu Âu, do đó rất ít bị ảnh hưởng bởi quy định thuế VAT mới của Liên minh châu Âu.

Quy định thuế về TMĐT của EU ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp bán hàng trực tuyến vào EU sẽ phải nộp thuế VAT từ ngày 1/7/2021. (Ảnh minh họa: The Financial Express)

Còn theo đại diện Amazon tại Việt Nam, cũng có hàng nghìn doanh nghiệp Việt đang bán hàng xuyên biên giới qua nền tảng, trong đó có không ít là theo hình thức B2C, tức trực tiếp đến tay người dùng cuối tại châu Âu. Theo quy định mới, người dùng từ châu Âu đặt hàng Việt qua Amazon dù giá trị đơn dưới 22 Euro cũng sẽ chịu thêm thuế VAT, thay vì chỉ đơn hàng từ trên 22 Euro như quy định cũ.

Theo giới chuyên gia, dù hiệu lực từ 1/7 năm nay, nhưng các quy định mới này đã được phổ biến trước đó để doanh nghiệp sàn và nhà bán chuẩn bị.

"Chính sách thuế mới này là để tạo ra sân chơi công bằng để đảm bảo rằng dù hàng là bạn mua trong nước hay mua trực tuyến từ nước ngoài thuế áp là như nhau. Dưới góc độ là nhà bán hàng, khi đã làm kinh doanh luôn phải tính đến chi phí về thuế. Về lâu dài, tôi nghĩ tác động của quy định mới này không có gì là tiêu cực", ông Dean Rolfe - Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ thuế, Tập đoàn Kiểm toán KPMG nhận định.

Giới chuyên gia cho biết, với quy định thuế mới, hàng hóa từ Việt Nam vào châu Âu qua thương mại điện tử sẽ bớt đi lợi thế giá. Nhà bán sẽ cần nghiên cứu đầu tư hơn cho sản phẩm, dịch vụ để giữ chân khách và mở rộng thị trường châu Âu nhiều tiêm năng.

Theo thống kê, năm 2020, doanh số thương mại điện tử xuyên biên giới của 16 nước lớn nhất EU đã đạt tới 146 tỷ Euro, tăng 35% theo năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.72531110120701202-man-teiv-ned-oan-eht-gnouh-hna-ue-auc-tdmt-ev-euht-hnid-yuq/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quy định thuế về TMĐT của EU ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools