Quỹ Hưu trí Đầu tư Chính phủ Nhật Bản (GPIF) ghi nhận lợi nhuận 25%, tương đương 37.000 tỷ yên (339 tỷ USD), trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3, cao nhất kể từ khi GPIF bắt đầu quản lý dự trữ lương hưu của Nhật Bản năm 2001. Cổ phiếu quốc tế là tài sản tốt nhất của GPIF trong giai đoạn, sinh lời 59,4%, tiếp đó là chứng khoán nội địa, sinh lời 41,6%. Nợ nước ngoài tăng 7,1% còn nợ Nhật Bản giảm 0,7%,
Trong 3 tháng đầu năm, GPIF sinh lời 5,7%, tương đương 10.000 tỷ yên. Cùng giai đoạn, thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng 9,3%, Nikkei 225 có lúc vượt 30.000 điểm, lần đầu tiên trong hơn 30 năm. Cổ phiếu nước ngoài sinh lời 12% còn trái phiếu nước ngoài và trong nước lần lượt lỗ 0,4% và lãi 1,6%.
Tỷ lệ sinh lời của GPIF qua các năm tài khóa.
Phát biểu tại Tokyo, chủ tịch GPIF Masataka Miyazono nói lợi nhuận “đặc biệt cao về mặt lịch sử”. Ông lưu ý thị trường đã ghi nhận “sự thúc đẩy” từ sự bùng nổ trong cổ phiếu suốt năm qua và những năm sắp tới có thể gặp trở ngại. Ông không kỳ vọng chứng khoán chỉ có một chiều sinh lợi trong năm tài khóa hiện tại.
GPIF chưa có quý lỗ nào kể từ khi Miyazono nhậm chức tháng 4/2020. GPIF tiếp tục phục hồi từ mức lỗ kỷ lục 17.700 tỷ yên trong 3 tháng đầu năm ngoái do cổ phiếu toàn cầu bị bán mạnh. Sau 4 quý lãi liên tiếp, tổng giá trị tài sản của quỹ lên cao kỷ lục 186.100 tỷ yên.
MSCI World Index tăng 52% trong năm tài chính kết thúc tháng 3 còn chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 39%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 107 điểm cơ bản lên 1,74%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn tương đương tăng 12 điêm cơ bản lên 0,12%. USD tăng giá gần 3% so với yên trong năm tài chính vừa qua.
Xem thêm: nhc.57412037120701202-cul-yk-ial-ioig-eht-tahn-nol-irt-uuh-yuq/nv.fefac