Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia ngày 2-7 - Ảnh: REUTERS
Các ca bệnh ở Indonesia, Ấn Độ, Anh (do biến thể Delta) cho thấy nhiều nước sẽ phải suy nghĩ lại về chiến lược vắc xin và kế hoạch mở cửa.
Reuters dẫn lời chuyên gia về bệnh hô hấp người Hàn Quốc Chun Eun Mi nhận định
Ngoài việc áp dụng các biện pháp hạn chế khẩn cấp, các nước Đông Nam Á không có nhiều "vũ khí" mạnh để đối phó với biến thể Delta.
Không chỉ thiếu thốn về hạ tầng y tế, các nước như Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia còn đối mặt tình trạng thiếu vắc xin và tâm lý chần chừ của người dân với tiêm chủng.
Khó khăn trăm bề
Thái Lan ngày 3-7 ghi nhận kỷ lục mới với 6.230 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ, tiếp tục đà tăng ca nhiễm trong tuần dù số ca tử vong giảm nhẹ còn 41 ca.
Trong khi đó Campuchia có 36 ca tử vong và 948 ca bệnh. Biến thể Delta đang gây ra làn sóng dịch nguy hiểm đẩy Campuchia đến sát "lằn ranh đỏ".
Với 25.000 ca bệnh và 539 ca tử vong chỉ riêng trong ngày 2-7 đã khiến Indonesia choáng váng. Tại Thái Lan, Hãng tin Reuters dẫn lời cố vấn của Bộ Y tế, ông Kumnuan Ungchusak cho biết biến thể Delta hiện chiếm 40% số ca ở thủ đô Bangkok nhưng sẽ sớm là chủng bao trùm các ca bệnh ngay trong tháng 7 này.
"Nếu số người chết tiếp tục tăng, chúng ta sẽ không vượt qua được" - ông Ungchusak nói. Tương tự, biến thể này hiện đã "phủ sóng" gần như toàn bộ các khu vực của Indonesia.
Các nước Đông Nam Á hầu như đều đối mặt với khó khăn chung là thiếu hụt nguồn lực y tế và vắc xin. Tờ Bangkok Post đưa tin một người đàn ông ở Bangkok đã nhảy lầu tự vẫn sau khi con gái ông chết vì COVID-19 do bệnh viện không còn giường điều trị.
Hơn 3.000 giường bệnh ở thành phố này đều đã kín và phải đặt trước. Tình thế nguy cấp buộc Thái Lan phải xây thêm bệnh viện dã chiến và cân nhắc cách ly các ca bệnh nhẹ tại nhà.
Tương tự, chính quyền Indonesia ra lệnh hạn chế đi lại và áp dụng các biện pháp khẩn cấp từ ngày 3 đến 20-7 để chặn đà lây lan và giảm bớt số ca bệnh đổ về các trung tâm lớn. Các khu vực như Jakarta hiện chỉ còn 10% giường bệnh.
"Hai tuần tới sẽ rất quan trọng với chúng ta" - ông Luhut Pandjaitan, quan chức phụ trách chiến dịch đối phó COVID-19 của Indonesia, nói ngày 3-7. Indonesia đã phong tỏa một phần tại thủ đô Jakarta, đảo Java và Bali, triển khai hàng trăm trạm kiểm soát và cảnh sát để đảm bảo người dân hạn chế ra khỏi nhà và tuân thủ quy định chống dịch. Dù vậy, nước này khẳng định sẽ không phong tỏa toàn quốc để tránh ảnh hưởng kinh tế.
Malaysia cũng phải siết chặt lệnh hạn chế đi lại tại thủ đô Kuala Lumpur và khu vực Selangor trong hai tuần. Số ca bệnh của nước này đã tăng xấp xỉ gần 7.000 ca/ngày dù đã hết giường cấp cứu bệnh nhân COVID-19 từ vài tuần trước.
Tại Campuchia, để giảm bớt áp lực cho ngành y tế, chính quyền Campuchia ngày 2-7 thông báo sẽ nhập các bộ xét nghiệm nhanh để bán cho các doanh nghiệp, tổ chức muốn mua nhằm chủ động xét nghiệm cho nhân viên với chi phí khoảng 3,7 USD/lượt.
"Chiến dịch của chúng ta là nhanh chóng kiểm soát người bệnh và giảm nguy cơ lây nhiễm, vì vậy các bộ xét nghiệm nhanh là công cụ duy nhất" - Thủ tướng Hun Sen nói.
Lối thoát vắc xin
Các biện pháp phong tỏa, truy vết và giãn cách xã hội đã từng giúp Đông Nam Á vượt qua những đợt bùng dịch trước đây. Nhưng hiện tại, vắc xin mới là phương án khả dĩ nhất để đối phó với biến thể có khả năng lây lan mạnh như Delta.
Song đây cũng là vấn đề lớn nhất khi nhiều nước trong khu vực có tỉ lệ tiêm ngừa thấp hoặc rất thấp, và phụ thuộc vào nguồn cung ít ỏi từ nước ngoài. Mới nhất, ngày 3-7 Mỹ tuyên bố sẽ chuyển khẩn cấp 4 triệu liều vắc xin của Moderna để giúp Indonesia tăng tốc tiêm ngừa.
Nhưng con số đó vẫn quá ít ỏi so với 181 triệu dân của Indonesia và hiện chỉ có 5% đã được tiêm. Chưa kể những khó khăn khác nước này đang đối mặt như tâm lý ngần ngại vắc xin của người dân và điều kiện địa hình nhiều đảo gây khó khăn cho phân phối vắc xin.
Thái Lan cuối tuần này thông báo sẽ đẩy mạnh tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương với mục tiêu tiêm cho 50% người già và người có bệnh nền vào cuối tháng 7-2021. Nhưng việc mua vắc xin của Thái Lan cũng không mấy suôn sẻ.
Bangkok đến nay vẫn không thể đặt mua vắc xin của Pfizer/BioNTech, Moderna, trong khi hợp đồng mua 10 triệu liều mỗi tháng của AstraZeneca bị rút xuống còn khoảng 5 triệu liều/tháng. Chỉ mới 4,3% dân số Thái Lan được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ.
"Ở những nước có tỉ lệ tiêm ngừa COVID-19 thấp, các viễn cảnh kinh khủng như bệnh viện quá tải rồi sẽ lại trở thành phổ biến" - tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 2-7 cảnh báo.
Ông hối thúc các nước nhanh chóng tiêm ngừa cho ít nhất 10% dân số, nhất là các nhóm dễ tổn thương và những người thuộc tuyến đầu chống dịch. Ông cũng kêu gọi các nhà sản xuất vắc xin như Pfizer, Moderna chia sẻ công nghệ để đẩy nhanh sản xuất.
Mở cửa kinh tế: không dễ đâu!
Biến thể Delta và kéo theo đó là các biện pháp chống dịch đang khép dần cơ hội mở cửa lại của các nước Đông Nam Á, dù từ ngày 1-7 Thái Lan đã tiên phong với thử nghiệm đón khách nước ngoài tại Phuket.
Tuy nhiên, cây bút John Power của tờ South China Morning Post chỉ ra số người chết tại các nền kinh tế châu Á như Singapore, Hong Kong, Việt Nam, Úc, New Zealand thực tế vẫn thấp hơn nhiều so với các nước có tỉ lệ tiêm ngừa cao như Mỹ, Anh, Israel.
TTO - Indonesia và Campuchia ghi nhận kỷ lục buồn ngày 3-7 khi tình hình dịch COVID-19 ở Đông Nam Á chưa có dấu hiệu cải thiện. Indonesia đang đứng thứ 16 thế giới với 2,2 triệu ca nhiễm, còn nhiều nước khác có hàng ngàn ca/ngày.
Xem thêm: mth.1343601040701202-nart-ov-ol-a-man-gnod-teuq-nac-atled-eht-neib/nv.ertiout