Đường giao thông nông thôn là một trong những phương án được ưu tiên đầu tư theo đề xuất - Ảnh: Đ.T.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ nghiên cứu đề xuất về gói hỗ trợ trên cho phù hợp, hiệu quả.
Trước đó, một số đơn vị đề xuất cần có gói hỗ trợ và kích thích kinh tế trên cơ chế và nguyên tắc là hỗ trợ trực tiếp người dân thông qua việc làm ngắn hạn, tạm thời với những việc làm không đòi hỏi kỹ năng (lao động phổ thông).
Với nguồn chi chủ yếu từ ngân sách trung ương và một phần từ ngân sách địa phương có điều kiện, quy mô gói hỗ trợ này lên tới 23.000 tỉ đồng (tương đương 1 tỉ USD), sẽ chia cho 10.614 xã, tức mỗi xã sẽ có khoảng 2 tỉ đồng để thực hiện.
Theo đề xuất, số tiền này sẽ được sử dụng vào phục vụ lợi ích cộng đồng, phúc lợi chung, với các lĩnh vực dự án như: làm đường dân sinh, dọn vệ sinh đường phố, sân chơi trẻ em, công trình thủy lợi đơn giản, trồng rừng hoặc trồng cây xanh cảnh quan; công trình nước; sửa chữa dọn dẹp cống rãnh…
Để thực hiện, các đơn vị đề xuất đề nghị phương án là các xã xây dựng danh mục dự án cộng đồng, phúc lợi chung, ước tính ngày công và chi phí đối với từng dự án.
Trên cơ sở đó, tiền công được trả theo ngày với mức lương ngày theo lương tối thiểu vùng (vùng 2 là 150.000 đồng/ngày). Các công trình này sẽ ưu tiên sử dụng lao động là người thuộc diện hộ nghèo, người mất việc làm không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
70% ngân sách là chi trực tiếp cho người lao động, các khoản chi như mua nguyên vật liệu, công tác quản lý không quá 30%. Thời gian hỗ trợ không quá 6 tháng, các xã không sử dụng hết sẽ nộp lại ngân sách.
Những đơn vị đề xuất gói này cho rằng đối tượng hưởng lợi của đề án này là chính đáng vì tập trung vào người khó khăn, người bị ảnh hưởng bởi đại dịch hoặc thiên tai, theo nguyên tắc có làm mới được hưởng, nên sẽ không dẫn tới tranh cãi.
Việc hỗ trợ thông qua dự án phúc lợi cộng đồng rất thiết thực, thu hút được người dân tham gia vì được trả công và vì lợi ích chung. Việc thực hiện cũng công khai, minh bạch, đơn giản, dễ giám sát.
Các khoản hỗ trợ đưa vào tiêu dùng ngay sẽ giúp đẩy cầu tăng nhanh, số lượng người hưởng lợi trực tiếp cao, tạo tâm lý phấn khởi, tích cực trọng hoạt động kinh tế...
Mới đây, Chính phủ vừa thông qua nghị quyết 68 về chính sách hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Với quy mô gói này là 26.000 tỉ đồng, sẽ có 12 chính sách hỗ trợ được triển khai tới người lao động, trong đó nhóm đối tượng yếu thế như lao động tự do, phụ nữ mang thai, trẻ em được ưu tiên hỗ trợ...
TTO - Người dân đang điêu đứng, đói khổ vì COVID-19. Do đó, phải rà soát, cắt bỏ 60% các thủ tục rườm rà, không cần thiết. Phải chấp nhận rủi ro, cắt giảm mạnh thủ tục để tiền hỗ trợ đến được tay người dân một cách nhanh nhất.
Xem thêm: mth.61765343140701202-gnod-it-000-32-ort-oh-iog-ev-uuc-neihgn-ob-ab-uac-uey-gnout-uht/nv.ertiout