vĐồng tin tức tài chính 365

Sẽ bảo tồn cải lương tuồng cổ

2023-10-05 06:01

TP.HCM đang xây dựng dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 31 với bảy nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, nhiệm vụ phát triển mạnh mẽ văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng con người TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình được chú trọng. Vì lẽ đó, nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong lĩnh vực văn hóa, xã hội đã được Sở VH&TT TP thực hiện.

Bài toán trùng tu di tích dần được giải quyết

Thời gian qua, Sở VH&TT TP.HCM đã không ngừng nỗ lực cùng các cấp, ban ngành nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Trong đó, câu chuyện chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần của người dân tại TP.HCM luôn là bài toán khó.

tran the thuan.jpg
Ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM trong chuyến khảo sát tại đình Xuân Hòa (quận 3, TP.HCM).

Từ tháng 9-2022, Sở VH&TT TP.HCM và phòng Quản lý di sản đã thực hiện các chuyến khảo sát thực địa đối với các di tích lịch sử, văn hóa cũng như đình, chùa trên địa bàn TP.HCM.

Ông Trần Thế Thuận cho biết Sở VH&TT TP.HCM đã trình UBND TP về việc xin chủ trương thành lập Quỹ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của TP vào năm 2022. Bà con TP có thể đóng góp bằng tiền, hiện vật, tư liệu… mà gia đình đã để lại trong nhiều năm. Hiện tại, sở đang trình UBND TP.HCM về thành viên trong ban sáng lập.

“Theo cơ cấu ban đầu, tôi đề nghị ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP, là trưởng ban và tôi là phó ban. Khi có hội đồng sáng lập mới xét duyện cái nào nên và không nên nhận. Vì có những cái sẽ không phù hợp và nếu tiếp nhận sẽ xử lý không đến nơi đến chốn. Có thể mình sẽ giới thiệu một nguồn khác để cho các mạnh thường quân đóng góp. Quỹ sẽ tiếp xúc, hướng dẫn và quản lý tốt những nguồn xã hội hóa đó. Hiện nay, UBND TP đang xét để duyệt. Tôi hy vọng quỹ sẽ được thành lập trong năm nay” - ông Thuận cho hay.

Theo đó, vào ngày 9-9-2022, ông Trần Thế Thuận (Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM) đã có chuyến khảo sát thực địa đầu tiên tại di tích Giồng Cá Vồ ở huyện Cần Giờ.

Sau đó là những chuyến khảo sát các di tích lịch sử mang tính văn hóa khác trên địa bàn TP.HCM như đình Chí Hòa, đình Xuân Hòa, đình Tân Thới Nhất, di tích lịch sử Biệt động Sài Gòn, khu Dân công hỏa tuyến, Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ và Sở chỉ huy tiền phương Phân khu 6 trong chiến dịch Mậu Thân 1968…

Qua các chuyến khảo sát, giám đốc Sở VH&TT TP đã ghi nhận thực tế, đánh giá cao về sự nỗ lực gìn giữ của Ban quý tế về việc gìn giữ hiện vật cũng như giá trị của những di tích.

Ông Thuận cũng lắng nghe những chia sẻ về khó khăn mà các di tích đang thực sự đối mặt như vấn đề bị xâm phạm, bị lấn chiếm cũng như câu chuyện quyền sử dụng đất (đình Tân Thới Nhất tại huyện Hóc Môn). Sau đó, ông Thuận cũng đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho di tích này để giải quyết những khó khăn đang gặp phải.

ho do.jpg
Hoàng Dũng biểu diễn trong khuôn khổ cuộc thi tuyển chọn Cảm hứng Hò Dô (HOZO Inspired Talents - gọi tắt là HIT). Ảnh: BTC

Sau những chuyến khảo sát của Sở VH&TT TP.HCM, đầu tháng 12-2022, UBND TP.HCM ra kế hoạch thực hiện trùng tu 31 di tích ở các quận, huyện trên địa bàn TP và được thực hiện cho đến năm 2025.

Đầu tháng 3-2023, Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa TP.HCM phối hợp với UBND quận 10 đã khởi công tu bổ, tôn tạo đình Chí Hòa (đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10). Đây là công trình đầu tiên trong 31 di tích được tu bổ, phục hồi trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025.

Nối tiếp đình Chí Hòa, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM cũng đã chính thức khởi công trùng tu, tôn tạo vào ngày 14-4 với tổng mức đầu tư là 44,9 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP và được thực hiện trong 540 ngày.

Phát huy cải lương tuồng cổ

Vào sáng 27-9, Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức tọa đàm “Vai trò của cải lương tuồng cổ từ năm 1975 đến nay”. Trước những khó khăn của các sân khấu và nghệ sĩ, ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật, Sở VH&TT TP, cho biết sắp tới sở sẽ phối hợp với Hội Sân khấu TP.HCM để đào sâu hơn vấn đề bảo tồn và phát huy đối với cải lương tuồng cổ. Theo đó, sẽ vừa áp dụng quy định của pháp luật hiện hành vừa tạo điều kiện cho nghệ thuật truyền thống phát triển.

“Vừa qua, sở đã trình HĐND TP về chi và mức chi cho các liên hoan, cuộc thi, liên hoan sân khấu. Đáng lẽ vấn đề này đã được bàn từ cuối năm 2022 nhưng vướng nhiều thứ, trong đó có mức chi trong giải thưởng, cho đến tháng 8 vừa rồi HĐND TP mới thông qua. Đó là những cố gắng của sở để gỡ khó hiện nay” - ông Kiệt cho hay.

Theo ông Kiệt, sở cũng đang chuẩn bị trình UBND TP để tham mưu cho HĐND về việc khuyến khích, động viên, hỗ trợ các văn nghệ sĩ đoạt giải thưởng nhà nước, các danh hiệu.

Ông Kiệt cũng mong mỏi các đơn vị cần lưu ý hiện nay trong văn bản pháp luật có những quy định rất thuận lợi cho đơn vị xã hội hóa như Nghị định 59 sửa đổi, Nghị định 69 về xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, giáo dục, môi trường…

“Mọi người cũng nên quan tâm tìm hiểu thêm hai nghị định này để chúng ta có thể tổ chức tốt các hoạt động của mình” - ông Kiệt nói.

Kỳ vọng đưa TP.HCM trở thành “Thành phố điện ảnh”

Tại họp báo Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần thứ nhất năm 2024, NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy nêu kỳ vọng đưa TP.HCM trở thành “TP điện ảnh” (Film City), gia nhập mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO (UCCN) và “sẽ là một sự kiện có thể quảng bá hình ảnh, văn hóa và du lịch của TP.HCM để trở thành một điểm đến hấp dẫn về văn hóa và đầu tư”. Trước mắt, trong tháng 10, ban tổ chức sẽ thực hiện một sự kiện ra mắt và công bố HIFF 2024 trong khuôn khổ Liên hoan phim Busan 2023 diễn ra tại Hàn Quốc.

VĂN HÀ

Xem thêm: lmth.178457tsop-oc-gnout-gnoul-iac-not-oab-es/nv.olp

“Sẽ bảo tồn cải lương tuồng cổ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools