vĐồng tin tức tài chính 365

Ngờ vực và chia rẽ bên trong EU qua chuyện đối thoại với Nga

2021-07-05 08:45

Sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Geneva hồi giữa tháng 6, Đức và Pháp đề xuất Liên minh châu Âu (EU) nối lại đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng bị nhiều thành viên trong khối kiên quyết bác bỏ. Điều này cho thấy các nước EU vẫn còn sự khác biệt lớn về quan điểm và lợi ích liên quan tới Nga.

Tôi không cần một hội nghị thượng đỉnh EU để gặp ông Putin. Tôi đã gặp ông ấy vài lần và tôi sẽ tiếp tục gặp ông ấy.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Nhiều nước kiên quyết phản đối, số ít ủng hộ đề xuất đối thoại

Tại hội nghị thượng đỉnh EU ở TP Brussels (Bỉ) cách đây hơn một tuần, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề nghị EU tổ chức đối thoại cấp cao nhất với Nga. Trước đó, bà Merkel đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Cả Đức và Pháp đều khẳng định đối thoại với Nga là cần thiết cho sự ổn định của châu Âu. Bà Merkel cho rằng đây là “cách tốt nhất để giải quyết xung đột”, đồng thời nhấn mạnh rằng đối thoại Mỹ - Nga là “chưa đủ”.

Ủng hộ đề xuất này, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết ông “rất vui” khi EU cuối cùng đã xem xét đối thoại với Nga. Ông Kurz tin rằng EU nên đối thoại trên tư cách là một khối thống nhất nhằm nâng cao vị thế trên bàn đàm phán với Moscow. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng “ủng hộ đối thoại” và cho rằng “có thể có” hội nghị thượng đỉnh EU - Nga.

Ngờ vực và chia rẽ bên trong EU qua chuyện đối thoại với Nga - ảnh 1
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Nga Vladimir Putin (từ trái sang) tại hội nghị Paris (năm 2019) về Ukraine. Ảnh: REUTERS

Hầu hết các nước Bắc Âu và Nam Âu không cùng quan điểm với Đức và Pháp nhưng cũng không công khai chỉ trích sáng kiến trên. Trong khi đó, Ba Lan cùng ba nước Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia dứt khoát nói “không” với hội nghị thượng đỉnh EU - Nga. Bốn nước này cho rằng Nga không có thay đổi tích cực nào trong vấn đề Ukraine, đồng thời nhắc lại cáo buộc Moscow tổ chức tấn công mạng nhắm vào các nước phương Tây.

Sau cuộc họp tại Brussels, Đức và Pháp vẫn tiếp tục bảo vệ lập trường của mình. Ngày 28-6, bà Merkel thừa nhận quan hệ EU - Nga đang xấu đi, song lưu ý rằng ngay cả trong Chiến tranh lạnh, phương Tây và Moscow vẫn duy trì đối thoại. Trong khi đó, ông Macron phản ứng gay gắt hơn, nhấn mạnh rằng Pháp - với tư cách một quốc gia độc lập - đã và sẽ duy trì đối thoại với Nga.

Khác biệt lợi ích hay các nước EU chỉ chưa hiểu nhau?

Nhà ngoại giao kỳ cựu Ấn Độ M.K. Bhadrakumar - người có 13 năm làm việc trong phái đoàn ngoại giao tại Nga cho rằng sự khác biệt về định hướng đối ngoại đang khiến các nước EU bị chia rẽ. Chuyên gia này lưu ý rằng chính sách đối ngoại của Ba Lan và ba nước Baltic đều gắn chặt với nhân tố Mỹ và điều này khiến ông nghi ngờ về vai trò của Washington đằng sau sự cự tuyệt của bốn nước này. Trong khi đó, Đức và Pháp muốn EU phát triển chính sách độc lập với Mỹ, hướng tới mục tiêu về “sự tự chủ chiến lược của châu Âu”.

Tổng thống Macron cho rằng Ba Lan và ba nước Baltic bị ám ảnh tâm lý bài Nga và thi hành những chính sách cứng rắn ở mức không cần thiết, theo tờ Politico. Bốn nước này phản bác rằng quan điểm của họ về Nga là “thực tế” và chính ông Macron mới là người “ngây thơ” khi theo đuổi chính sách mềm mỏng với Tổng thống Nga Putin.

Tuy nhiên, ông Bhadrakumar lưu ý rằng mong muốn đối thoại không đồng nghĩa EU sẽ mềm mỏng với Nga. Thật vậy, Thủ tướng Đức hôm 28-6 làm rõ rằng hội nghị thượng đỉnh như bà đề xuất không đồng nghĩa với một cuộc “nói chuyện thân tình” hay dấu hiệu cho một mối quan hệ EU - Nga êm đẹp.

Tuy nhiên, một nhà ngoại giao EU nghi ngờ về động cơ đằng sau đề xuất đối thoại EU - Nga, theo báo điện tử EU Observer. Quan chức này cho rằng Đức muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế với Nga, ám chỉ thực tế là Đức quyết tâm hợp tác với Nga trong dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ. Nhà ngoại giao này cũng nghi ngờ Pháp muốn mặc cả với điện Kremlin trong các vấn đề ở Trung Đông và Bắc Phi - nơi Moscow đã và vẫn đang duy trì vị thế quan trọng.

Nhà báo Pháp Nicolas Tenzer lưu ý rằng bà Merkel đã nhắc tới vấn đề đối thoại với Nga trong phòng họp ở Brussels “vào phút chót” và chỉ tham vấn Pháp chứ không phải tất cả các nước EU. Sự bất mãn trước cách hành xử của Đức và Pháp cùng nghi ngờ về hiệu quả đối thoại cũng có thể là nguyên nhân khiến các nước phản đối kịch liệt.

Ông Tenzer cho rằng Đức và Pháp nên giải quyết hai vấn đề trên, cùng với việc hóa giải sự ngờ vực và cân bằng lợi ích của các nước đồng minh. Nhà báo này nhấn mạnh rằng các động thái đối ngoại đơn phương sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ, dẫn toàn khối EU tới ngõ cụt. Mối quan hệ giữa EU và Nga vì thế sẽ tiếp tục trắc trở trong tương lai gần.•

Phản ứng của Nga, Ukraine trước đề xuất đối thoại của Đức - Pháp

Điện Kremlin ủng hộ đề xuất của Đức và Pháp về một hội nghị thượng đỉnh EU-Nga. Một ngày sau khi sáng kiến này được công bố, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đánh giá sáng kiến này là “tích cực”, đồng thời cho biết ông Putin “ủng hộ việc tạo ra các cơ chế đối thoại và tiếp xúc giữa Brussels và Moscow”.

Một ngày sau đó, ông Peskov cho biết điện Kremlin “lấy làm tiếc” về việc EU không thể thông qua sáng kiến của Đức và Pháp. Ông Peskov hôm 25-6 lưu ý rằng tổng thống Nga “đã và vẫn quan tâm đến việc thiết lập quan hệ làm việc giữa Moscow và Brussels”, theo hãng tin Al Jazeera.

Ukraine, quốc gia được các nước EU nêu ra làm một phần lý do để cự tuyệt đối thoại với Nga, cũng phản ứng mạnh mẽ trước đề xuất của Đức và Pháp. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng việc EU xem xét khả năng đối thoại với Nga trong bối cảnh hiện tại là “một sự chệch hướng nguy hiểm so với chính sách trừng phạt của EU”.

“Nga đã không thể hiện bất kỳ thiện chí nào để thay đổi chính sách của mình, đối với Ukraine cũng như đối với EU; và chúng tôi tin rằng việc nối lại các hội nghị thượng đỉnh là không có căn cứ” - ông Kuleba nói.

Đối thoại cấp cao nhất giữa EU và Nga đã bị đình chỉ từ năm 2014, sau cuộc chính biến ở Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Cùng với Mỹ, EU vẫn duy trì một loạt biện pháp trừng phạt đối với Nga vì vấn đề này.

Xem thêm: lmth.839799-agn-iov-iaoht-iod-neyuhc-auq-ue-gnort-neb-er-aihc-av-cuv-ogn/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngờ vực và chia rẽ bên trong EU qua chuyện đối thoại với Nga”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools