vĐồng tin tức tài chính 365

Vắc xin: Cuộc đua đạt miễn dịch cộng đồng

2021-07-05 09:05

Sự kỳ thị giữa người đã tiêm và người chưa tiêm vắc xin ngừa COVID-19 là điều đã được cảnh báo trước khi các nước bắt đầu chiến dịch tiêm chủng diện rộng. Điều đó đã thật sự xảy ra và còn thêm món đi kèm không mong muốn: sự phân biệt giữa những người đã chích ngừa.

Từ ngày 15-6, bang New York (Mỹ) chính thức mở cửa trở lại hoàn toàn, với tất cả các yêu cầu giới hạn phòng ngừa dịch không còn bắt buộc - các cơ sở kinh doanh được phép tùy chọn có tiếp tục áp dụng hay không. 

Phố Broadway cũng dò dẫm sáng đèn trở lại với buổi diễn ngày 26-6 của ca sĩ kỳ cựu Bruce Springsteen. Tuy nhiên, trước khi màn được mở đã xảy ra lùm xùm quanh chuyện tình trạng tiêm chủng của khán giả muốn xem sao 71 tuổi trình diễn.

(Kì 1) Vắc xin anh đã tiêm là gì? - Ảnh 1.

Theo báo The Guardian, để được vào xem buổi diễn “Springsteen on Broadway”, khán giả đã mua vé phải chứng minh được mình đã chích đủ liều quy định của 1 trong 3 loại vắc xin ngừa COVID-19 được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sử dụng khẩn cấp: Pfizer-BioNTech và Moderna (đều chích 2 mũi), hay Johnson & Johnson (chỉ 1 liều). 

Điều này có nghĩa những ai đã tiêm AstraZeneca - vắc xin không được phê chuẩn ở Mỹ nhưng rất phổ biến ở Canada, Anh và nhiều nước khác - sẽ không được thưởng thức “một đêm thân tình với Bruce, cây ghita, chiếc dương cầm và những câu chuyện của ông”, như lời rao về buổi diễn. 

(Kì 1) Vắc xin anh đã tiêm là gì? - Ảnh 2.

Chủ rạp St James, Công ty Jujamcyn Theaters, trần tình rằng phải quy định như thế theo chỉ đạo của bang New York, và ngoại lệ duy nhất là trẻ em 16 tuổi hoặc nhỏ hơn, dù các em vẫn phải có chứng nhận âm tính với COVID-19 và đi kèm một người lớn đã chích vắc xin đủ liều.

Cũng với lý do đó, nhiều sự kiện khác cũng cấm cửa người tiêm vắc xin AstraZeneca như buổi diễn của ban nhạc rock Foo Fighters ở Madison Square Garden (lần đầu tiên hoạt động hết công suất kể từ khi có dịch), hay các buổi ghi hình trực tiếp các chương trình truyền hình Saturday Night Live và The Late Show with Stephen Colber. 

Việc này không chỉ khiến những ai đang háo hức muốn tìm lại cảm giác đi xem hát sau hơn một năm ở nhà tránh dịch hụt hẫng mà còn gây phẫn nộ bởi tạo nên sự phân biệt “vắc xin này, vắc xin kia”, trong khi khẩu hiệu thường nghe ở khắp nơi trong các chiến dịch tiêm chủng là “vắc xin tốt nhất là thứ có sẵn để tiêm vào tay bạn”.

Dân Canada đặc biệt phản ứng gay gắt trước tình trạng này. David Screech, thị trưởng thị trấn View Royal (British Columbia), tả lại cảm giác chưng hửng khi hoàn tất mọi khâu chọn chỗ ngồi, điền thông tin thẻ tín dụng, lúc mua vé online cho buổi diễn “Springsteen on Broadway” thì mới đọc tới dòng yêu cầu về vắc xin. 

Screech, người vừa tiêm mũi AstraZeneca thứ 2 hồi đầu tháng 6, gọi điện cho nhà hát để hỏi cho ra lẽ, nhưng quy định là quy định. “Việc tiếp tục không thể đi xem các buổi diễn hay hòa nhạc trong một tương lai bất định chỉ vì tôi có lẽ đã chích không đúng loại vắc xin, thật đáng thất vọng” - Screech nói với Đài CBC của Canada.

(Kì 1) Vắc xin anh đã tiêm là gì? - Ảnh 3.

Sự việc căng thẳng đến mức Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 18-6 phải lên tiếng rằng chính phủ đang làm việc với Mỹ và các đối tác quốc tế khác để bảo đảm người đã tiêm vắc xin AstraZeneca ít gặp trở ngại hơn khi ra nước ngoài. 

Câu chuyện tiếp tục có diễn biến bất ngờ khi ngày 19-6, Jujamcyn Theaters loan báo trên website buổi diễn của Bruce Springsteen sẽ chấp nhận khán giả đã tiêm vắc xin được FDA hoặc WHO phê duyệt. Động thái quay ngoắt 360 độ này được công ty tổ chức biểu diễn này lý giải là “căn cứ theo hướng dẫn mới được điều chỉnh của bang New York”. 

Tuy nhiên, các chương trình như Saturday Night Live và The Tonight Show vẫn giữ nguyên yêu cầu không cho người tiêm vắc xin AstraZeneca tham gia ghi hình trực tiếp.

(Kì 1) Vắc xin anh đã tiêm là gì? - Ảnh 4.
(Kì 1) Vắc xin anh đã tiêm là gì? - Ảnh 5.

Hồi cuối tháng 5, câu chuyện tương tự cũng diễn ra với Malaysia và Saudi Arabia, với vắc xin có liên quan là Sinovac của Trung Quốc. Quốc gia Ả Rập chỉ đồng ý để người đã tiêm vắc xin của Pfizer và AstraZeneca nhập cảnh để tham gia lễ hành hương đến thánh địa Macca vào giữa tháng 7 này, trong khi nhiều tín đồ Hồi giáo người Malaysia đã chích Sinovac. 

Bộ trưởng khoa học, công nghệ và sáng tạo Khairy Jamaluddin - người đứng đầu chương trình tiêm chủng COVID-19 quốc gia Malaysia - cho biết sẽ làm việc với phía Saudi Arabia để yêu cầu giải pháp ngoại lệ cho các tín đồ này. 

Malaysia thậm chí tính tới giải pháp chích mũi thứ 2 là Pfizer cho những người đã tiêm Sinovac trong lần đầu. Câu chuyện chính thức khép lại khi Saudi Arabia ngày 12-6 tuyên bố sẽ không để khách hành hương quốc tế nhập cảnh vì tình hình dịch bệnh căng thẳng; sự kiện sẽ giới hạn cho 60.000 người trong nước, theo Ajazeera. Malaysia cùng một số nước láng giềng Đông Nam Á vì thế cũng hủy kế hoạch đưa người đến Mecca trong mùa hành hương năm nay, theo trang Arab News. 

(Kì 1) Vắc xin anh đã tiêm là gì? - Ảnh 6.

Khi mới có thông tin Saudi Arabia không cho người hành hương đã chích vắc xin Sinovac nhập cảnh, Bộ trưởng Jamaluddin từng bức xúc rằng nếu mỗi nước chỉ chấp nhận một số vắc xin nhất định thì có khi ta phải “chích hết mọi loại vắc xin ngừa COVID-19 có trên đời” nếu muốn đi lại quốc tế. 

Đồng quan điểm, người phát ngôn Chính phủ Philippines, ông Harry Roque, ngày 27-5 kêu gọi cần có một thỏa thuận quốc tế rằng chỉ cần được chích vắc xin đã được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp là đủ điều kiện để đi lại quốc tế, thay vì phân biệt theo hãng sản xuất như hiện tại. 

Roque cho rằng sự phân biệt sẽ dẫn đến tình trạng “(chủ nghĩa phân biệt chủng tộc) apartheid với vắc xin”, và chỉ trích sự phân biệt vắc xin xuất phát từ động cơ kinh tế. “Nếu WHO đã tuyên bố tất cả các vắc xin [mà họ phê duyệt] đều an toàn và hiệu quả, mà quý vị vẫn nhất quyết chỉ chấp nhận vắc xin của vài hãng nhất định, thì chắc chắn là do quốc gia của quý vị đang sản xuất [các vắc xin đó] và quý vị muốn quảng bá chúng” - Đài ABS-CBN dẫn lời Roque. 

(Kì 1) Vắc xin anh đã tiêm là gì? - Ảnh 7.

Nhân sự việc người tiêm vắc xin AstraZeneca bị phân biệt đối xử ở Mỹ, tiến sĩ Zain Chagla - chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Ontario (Canada) - bày tỏ lo ngại các yêu cầu về vắc xin với người đi lại giữa các nước sẽ trở nên khó khăn hơn nếu mỗi nước có các quy định riêng về loại vắc xin mà họ phê chuẩn. 

Chagla lưu ý tình trạng “chủ nghĩa dân tộc vắc xin” có thể dẫn đến việc quốc gia này cho rằng sản phẩm họ đã phê duyệt mới là “tiêu chuẩn vàng”, trong khi ranh giới đó rất mơ hồ. Cụ thể, theo Chagla, FDA phê duyệt vắc xin của Johnson & Johnson nhưng từ chối AstraZeneca, trong khi cả hai đều sử dụng công nghệ vector adenovirus. 

Hiệu quả kiểm nghiệm lâm sàng của AstraZeneca còn cao hơn Johnson & Johnson, và “FDA đã không tính tới việc vắc xin AstraZeneca được nhiều tổ chức y tế khắp thế giới phê chuẩn” - Chagla nói với CBC.

(Kì 1) Vắc xin anh đã tiêm là gì? - Ảnh 8.


Xem thêm: mth.51060146172601202-gnod-gnoc-hcid-neim-tad-aud-couc-nix-cav/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vắc xin: Cuộc đua đạt miễn dịch cộng đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools