Sáng 5.7, mực nước hồ Thủy điện Hòa Bình chỉ còn 84,1m, cách “mực nước chết ” 4,1m. Hiện lưu lượng nước về vẫn thấp hơn lượng nước sử dụng cho các tổ máy hoạt động nên mực nước hồ tiếp tục giảm từng ngày…
Sáng 5.7, có mặt tại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, phóng viên đã ghi nhận mực nước hồ tiếp tục giảm sâu - gần chạm mực nước chết. Ảnh: Văn Thành Chương Vào lúc 9h, mực nước hồ được ghi nhận là 84,1m, cách mực nước chết hơn 4m. Những cột bê tông ở cửa lấy nước vào nhà máy lộ ra, khô khốc. Trong 3 ngày gần đây, lưu lượng nước về bình quân chỉ khoảng 1.600m3/s trong khi lượng nước sử dụng cho các tổ máy vẫn phải duy trì ở mức trên 2.200m3/s nên mực nước hồ vẫn tiếp tục giảm. Theo ghi nhận vào lúc 7h ngày 5.7, lưu lượng nước về là 1.568 m3/s, lượng nước sử dụng phát điện là 2.219 m3/s. Cung cấp thông tin cho phóng viên, ông Nguyễn Đình Thủy - cán bộ Phòng Kỹ thuật và An toàn của Nhà máy cho biết: “Công suất thiết kế của nhà máy là 1.920 MW nhưng công suất chỉ đạt 1.395 MW“. Tại thời điểm phóng viên có mặt, cả 8 tổ máy vẫn hoạt động, tuy nhiên “hiệu suất không cao do cột áp thấp hơn mức tiêu chuẩn” - ông Thủy giải thích. Theo đó, sáng 5.7, cột áp chỉ đạt 71m trong khi cột áp tiêu chuẩn là 88m (thấp hơn cột áp tiêu chuẩn 17m). Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là thủy điện cuối cùng trên hệ thống thủy điện của lưu vực sông Đà, do vậy lượng nước về lòng hồ còn phụ thuộc cả vào lưu lượng xả và công suất hoạt động của các thủy điện ở thượng nguồn. Trong khi đó do lượng mưa ở đầu nguồn giảm nên vào lúc 7h ngày 5.7 mực nước trên lòng hồ Thủy điện Sơn La cũng chỉ đạt 183,7m, cách mực nước chết hơn 8m (mực nước chết của Nhà máy Thủy điện Sơn La là 175m). Ông Nguyễn Đình Thủy cũng cho biết, khi mực nước hồ đang tiếp tục giảm mỗi ngày như hiện nay thì có nguy cơ chạm mực nước chết - khi đó "nhà máy chỉ duy trì hoạt động bằng lưu lượng nước đổ về". Cán bộ kỹ thuật của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình kiểm tra độ lún của các cột đo mực nước.
Xem thêm: odl.543729-tehc-coun-cum-nac-meit-hnib-aoh-neid-yuht-iad-oek-gnon-gnan/et-hnik/nv.gnodoal