vĐồng tin tức tài chính 365

Hai phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo chống dịch ở TP.HCM

2021-07-07 04:42
Hai phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo chống dịch ở TP.HCM - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu căn cứ tình hình cụ thể để xác định thứ tự ưu tiên giữa chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh: VGP

Theo đó, bảo đảm mục tiêu kép là nhiệm vụ nhất quán, nhưng khi cần thiết và nhất là trong lúc này, tính mạng và sức khỏe của nhân dân vẫn luôn phải là trên hết, trước hết.

Cần quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, sử dụng hiệu quả sức mạnh tổng lực để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Tư tưởng chỉ đạo hành động cần được tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm là: càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất và chia sẻ trách nhiệm.

TP.HCM và thủ đô Hà Nội là 2 trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các bộ, ngành ở trung ương luôn sát cánh cùng 2 địa bàn quan trọng này và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để chỉ đạo, lãnh đạo, phối hợp, hướng dẫn và nhất là dập dịch hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ phân công Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phối hợp cùng với Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch ở TP.HCM. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ động, phối hợp, hướng dẫn công tác chuyên môn hằng ngày với lãnh đạo các địa phương trong vùng.

Bám sát và căn cứ tình hình cụ thể, chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn của trung ương, TP.HCM và 7 địa phương chủ động, linh hoạt điều chỉnh cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, hiệu quả trong phòng, chống dịch, bảo đảm huy động tối đa sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia công tác phòng, chống dịch, nhất là tại cơ sở.

Trường hợp còn diễn biến phức tạp thì bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân và bí thư cấp ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp phải trực tiếp làm trưởng ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, nhất là tại cơ sở.

Hai phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo chống dịch ở TP.HCM - Ảnh 2.

Bệnh nhân COVID-19 chuyển đến chung cư cách ly điều trị ngày 6-7 - Ảnh: H.LỘC

3 phương châm tổ chức triển khai thực hiện

Thứ nhất, nhất quán, kiên trì phương châm "chống dịch như chống giặc". Lãnh đạo thành phố cần bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn để quyết định mức độ ưu tiên trong tổ chức, thực hiện mục tiêu kép.

Trong điều kiện hiện nay, phải tập trung ưu tiên cho chống dịch bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, với các quyết định mạnh hơn khi áp dụng chỉ thị số 15, chỉ thị số 16 và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo cụ thể.

Là trung tâm kinh tế của cả nước với nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn, việc quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất nên cần được cân nhắc, thận trọng và xem xét thứ tự ưu tiên; tuy nhiên, khi cần thiết và nhất là trong lúc này, tính mạng và sức khỏe của nhân dân vẫn luôn phải là trên hết, trước hết.

Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương phối hợp chặt chẽ để kịp thời quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp, mạnh mẽ, cần thiết và hiệu quả nhất cho mục tiêu phòng, chống dịch trên phạm vi rộng, chặt chẽ hơn kể cả toàn thành phố; kể cả các giải pháp mạnh như:

Tiếp tục giãn cách xã hội, phong tỏa rộng, cách ly chặt chẽ, thần tốc xét nghiệm, sàng lọc nhanh chóng F0 để cách ly điều trị, nhất là những nơi đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát như chợ đầu mối, khu công nghiệp và khu tập trung đông người.

Thứ hai, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa các biện pháp truyền thống và hiện đại, giữa phân tán và tập trung; hết sức linh hoạt trong phòng, chống dịch COVID-19 để sử dụng hiệu quả sức mạnh tổng lực nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Thứ ba, các địa phương chủ động bổ sung lực lượng tham gia tuyến đầu chống dịch. Bộ Y tế hỗ trợ, bổ sung lực lượng tư vấn, hướng dẫn xét nghiệm, điều trị và nhân lực, vật lực trực tiếp tham gia phòng, chống dịch.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an huy động nhân lực trong lực lượng công an, quân đội (nhất là Quân khu 7, cảnh sát cơ động, các trường đại học, cao đẳng trong quân đội, công an) và một số địa phương đã có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh... hỗ trợ cả nhân lực, vật lực cho các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là TP.HCM.

TP.HCM cần có các giải pháp quyết liệt hơn

Thông báo nêu rõ về phương pháp triển khai thực hiện: Tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp đã được Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế hướng dẫn theo tinh thần "chống dịch như chống giặc" để có các giải pháp phù hợp, cần thiết lúc này phải có biện pháp mạnh mẽ hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn khi thực hiện chỉ thị 15, chỉ thị 16 về giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly... và căn cứ vào tình hình thực tế có thể bổ sung các biện pháp mạnh mẽ, phù hợp, hiệu quả.

Có thể áp dụng cơ chế chịu trách nhiệm tập thể trong mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm để kịp thời phục vụ phòng, chống dịch (nếu có vướng mắc về quy định, cơ chế, chính sách...).

Bảo đảm mục tiêu kép là nhiệm vụ nhất quán nhưng bảo đảm tính mạng và sức khỏe của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường.

Lãnh đạo các cấp, nhất là người đứng đầu căn cứ tình hình dịch bệnh và điều kiện cụ thể của từng địa phương để lựa chọn thứ tự ưu tiên phòng, chống dịch hoặc phát triển kinh tế - xã hội hoặc đồng thời cả hai để triển khai cho phù hợp, hiệu quả.

Trường hợp của TP.HCM đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới tăng nhanh, cần kịp thời có các giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn.

Đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền đi đôi với cá thể hóa trách nhiệm cá nhân ở từng cấp, từng ngành để chống dịch có hiệu quả hơn.

Thực hiện "4 tại chỗ" ở mức cao hơn, để không bị động khi dịch bệnh tăng lên, diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trong một tỉnh và ở nhiều tỉnh trong vùng; với phương châm tháo gỡ vướng mắc và điều kiện bảo đảm chống dịch là "3 không: Không nói thiếu kinh phí, phương tiện, vật tư y tế, sinh phẩm...; không nói thiếu nhân lực; không nói thiếu quy định và cơ chế, chính sách".

Căn cứ tình hình thực tế để xác định việc giãn cách, phong tỏa, cách ly cho phù hợp, hiệu quả. Giãn cách trên diện rộng, phong tỏa ở diện hẹp, nhưng phải giám sát rất chặt chẽ, nghiêm túc. Khi đã phong tỏa, kể cả diện rộng, thì phải thần tốc xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện và kịp thời đưa F0 ra khỏi khu vực phong tỏa, không để lây chéo.

Lấy hệ thống chính trị cơ sở làm nền tảng, là những "pháo đài" chống dịch quan trọng, có tính quyết định để "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng".

Hoàn thiện quy định, quy trình thí điểm tự cách ly tại nhà

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các cấp bám sát các quy định chung, quy định có tính nguyên tắc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, các cơ quan chuyên môn để linh hoạt, vận dụng sáng tạo, bổ sung các quy định cụ thể phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Trên cùng một địa bàn cần giao một đầu mối chỉ đạo chung, bảo đảm công tác phối hợp giữa các lực lượng kịp thời, thống nhất, hiệu quả.

Thực hiện nghiêm yêu cầu "5K + vắc xin" và kết hợp ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi trong phòng, chống dịch. Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện, quy trình và tổ chức hướng dẫn thí điểm thực hiện tự xét nghiệm, tự cách ly tại nhà trên tinh thần tự nguyện, bảo đảm kịp thời nhưng tuyệt đối an toàn, hiệu quả.

TP.HCM và các địa phương liên quan tích cực trao đổi thống nhất các biện pháp quản lý người, phương tiện đi, đến từ vùng có dịch, bảo đảm nguyên tắc yêu cầu phòng, chống dịch cao nhất nhưng không để ách tắc các hoạt động vận tải, giao thương và tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh từ địa phương này sang địa phương khác, từ khu vực này sang khu vực khác.

Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo các địa phương, nhất là các địa phương đang có dịch diễn biến phức tạp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông bảo đảm an toàn chống dịch, không để xảy ra lây lan dịch bệnh, thực hiện khách quan, thuận lợi nhất cho học sinh và gia đình học sinh; chỗ nào an toàn, thuận lợi mới cho thi, chỗ nào chưa an toàn thì có kế hoạch lùi, hoãn hoặc có biện pháp phù hợp, hiệu quả.

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tích cực tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội tại TP.HCM và 7 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo tinh thần "3 không: Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm"; chỉ đạo ngành dọc chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp tổ chức thực hiện và chủ động điều chỉnh việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và mục tiêu kép một cách hiệu quả.

Vận dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động khó khăn

Về chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19: Các địa phương căn cứ vào quy định trong nghị quyết số 68/NQ-CP 1-7-2021 của Chính phủ để chủ động, linh hoạt, sáng tạo, vận dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ; bảo đảm sát với tình hình, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình và nhanh chóng đến được các đối tượng cần hỗ trợ.

Về chiến lược vắc xin: Chính phủ đã chỉ đạo đa dạng các kênh để tiếp cận các nguồn vắc xin nhằm có được vắc xin sớm nhất, nhiều nhất có thể để tiêm chủng mở rộng miễn phí cho nhân dân.

Tuy vậy, trong bối cảnh nguồn cung còn khan hiếm ít nhất đến hết tháng 9-2021, nguồn tiếp cận vắc xin còn nhiều khó khăn, khuyến khích các địa phương chủ động, linh hoạt tiếp cận các nguồn cung vắc xin trong điều kiện có thể; đồng thời Bộ Y tế phải giữ vai trò nguyên tắc về quản lý nhà nước và là đầu mối kiểm tra, kiểm soát chất lượng vắc xin, cấp phép, thực hiện lưu giữ và quản lý vắc xin bảo đảm an toàn; tổ chức thực hiện tiêm phòng miễn phí cho người dân kịp thời, nhanh chóng, bảo đảm an toàn, hiệu quả, tránh tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật.

Chính phủ kêu gọi sự cảm thông và ủng hộ của nhân dân nếu phải áp dụng các biện pháp khoanh vùng, giãn cách, phong tỏa, cách ly trên diện rộng để xử lý triệt để sự lây lan của dịch bệnh vì sức khỏe cộng đồng và sự phát triển của đất nước.

Bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch vừa bảo đảm lưu thông hàng hóa

Trong trường hợp TP.HCM và các địa phương khác trong vùng phải tiến hành phong tỏa, giãn cách, cách ly trên diện rộng thì:

Các bộ Y tế, Công thương, Giao thông vận tải và các bộ ngành có liên quan phải có kịch bản cụ thể để xử lý các vấn đề, như: phân luồng giao thông, lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư và nhu yếu phẩm, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân... để không làm xáo trộn lớn đến đến cuộc sống của người dân.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân TP.HCM làm việc cụ thể ngay với các tỉnh lân cận để thống nhất triển khai biện pháp quản lý chặt chẽ người ra, vào thành phố vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa bảo đảm lưu thông hàng hóa; báo cáo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chậm nhất trong ngày 6-7-2021 để chỉ đạo thống nhất.

9h sáng nay Bí thư Nguyễn Văn Nên chủ trì họp về COVID-19 với Chính phủ9h sáng nay Bí thư Nguyễn Văn Nên chủ trì họp về COVID-19 với Chính phủ

TTO - Sáng nay 5-7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trực tiếp chủ trì cuộc họp về COVID-19 cùng với Chính phủ.

Xem thêm: mth.33731249160701202-mch-pt-o-hcid-gnohc-oad-ihc-peit-curt-gnout-uht-ohp-iah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hai phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo chống dịch ở TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools