vĐồng tin tức tài chính 365

Cảnh giác nguy cơ giảm phát khi hàng hóa dồi dào nhưng sức mua vẫn giảm

2021-07-07 09:45

Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng trong 6 tháng đầu năm, nhưng các chuyên gia kinh tế cảnh báo về nguy cơ giảm phát cuối năm.

Người dân thắt chặt chi tiêu

Tình trạng cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng đã khiến giá các loại nông sản giảm khá mạnh nhưng sức mua vẫn chậm. Do ế ẩm, có những tiểu thương đã phải ngừng bán hàng từ nhiều ngày nay. Không riêng gì người có thu nhập thấp, người có mức sống trung lưu cũng chi tiêu tiết kiệm hơn.

Nhiều người dân cho biết, lý do thắt chặt chi tiêu một phần do thu nhập giảm còn thêm nỗi lo công việc bấp bênh trước nguy cơ tác động của dịch COVID-19 ngày càng phức tạp.

Theo TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, chỉ số lạm phát thấp hiện nay và trong cả năm 2021 có nguyên nhân chính là do cầu tiêu dùng trong nước rất yếu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước sau khi loại trừ yếu tố giá, tức là thấp hơn đáng kể mức tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế là 5,64%.

"Chỉ số này của 6 tháng đầu năm 2020 đã giảm tới 5,77% so với cùng kỳ năm 2019, nên có thể suy ra là tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn còn thấp hơn về giá trị tuyệt đối so với mức của năm 2019, tức là đã giảm trong 2 năm qua. Các con số này cho thấy tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 tới thu nhập, đời sống của người dân là rất lớn" - TS Nguyễn Đức Độ nói.

Cần duy trì mức tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa bền vững

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.463,8 nghìn tỉ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Vũ Thanh Tâm (Viện Kinh tế Tài chính – Học viện Tài chính), thời gian qua nhiều tỉnh thành trên cả nước đã yêu cầu cho học sinh nghỉ học và đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu. Vì thế, cầu về nông sản và thực phẩm giảm mạnh, dẫn đến tình trạng dư thừa.

“Câu chuyện để tiêu thụ hết được 5.000 tấn hoa quả giải cứu theo kiểu mua giá nào bán giá đó, có hệ thống siêu thị phải chịu lỗ tới 17 tỉ đồng tiền vận chuyển và các chi phí khác cho thấy những giới hạn của việc chỉ biết kêu gọi giải cứu nông sản trước những cú sốc bên ngoài. Nếu chỉ biết đến tìm đến giải cứu chụp giật thay vì giải pháp bền vững sẽ làm tổn thương ngành nông nghiệp và người nông dân. Chính vì vậy, bài toán giải cứu hay giải pháp với tiêu thụ nông sản trước những cú sốc thực sự là vấn đề quan trọng, cần được giải quyết triệt để” – chuyên gia kinh tế Lê Vũ Thanh Tâm nhấn mạnh.

Thực tế không thể phủ nhận là hiện nay, nguồn cung hàng hóa, đặc biệt là các loại nông sản rất dồi dào, giá rẻ, nhưng sức mua rất chậm.

Đó là những nguyên nhân khiến ngành công thương phải quan tâm để tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bền vững và thực chất.

Xem thêm: odl.167729-maig-nav-aum-cus-gnuhn-oad-iod-aoh-gnah-ihk-tahp-maig-oc-yugn-caig-hnac/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cảnh giác nguy cơ giảm phát khi hàng hóa dồi dào nhưng sức mua vẫn giảm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools