vĐồng tin tức tài chính 365

Số ca nhiễm vượt 8.000, các biện pháp chống dịch ở TPHCM ra sao?

2021-07-07 17:49

Số ca nhiễm vượt 8.000, các biện pháp chống dịch ở TPHCM ra sao?

Minh Duy

(KTSG Online) - Tính đến trưa nay (7-7), số ca nhiễm Covid-19 tại TPHCM đã vượt trên 8.000 ca. Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền TPHCM đã đưa ra những biện pháp chống dịch mạnh mẽ hơn. Trong đó, có việc hạn chế người dân đi lại ở mức cao nhất có thể, yêu cầu người dân từ TPHCM đến các địa phương phải tự cách ly, thành lập 4 bệnh viện dã chiến và tăng chỗ cách ly.

Một điểm phong tỏa vì Covid-19 tại TPHCM. Ảnh: Minh Duy

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị hạn chế người dân đi lại

Trước tình hình dịch ngày càng lan rộng ở TPHCM, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 914/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống Covid-19 để thực hiện mục tiêu kép.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu UBND TPHCM tăng cường chỉ đạo các biện pháp mạnh mẽ, dứt khoát, triệt để hơn nhằm sớm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, khống chế các ổ dịch. Trong đó đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không để tiếp diễn tình trạng tập trung đông người, không tuân thủ quy định giữ khoảng cách khi đang thực hiện giãn cách xã hội.

TPHCM phải hoàn thành ngay các công việc cần thiết về pháp lý và tuyên truyền vận động để hạn chế ở mức cao nhất người dân đi lại; khẩn trương thống nhất cơ chế phối hợp với các tỉnh lân cận để kiểm soát tốt người lao động trong các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương này nhưng cư trú ở địa phương khác.

Thêm vào đó là kiểm soát chặt chẽ người điều khiển phương tiện vận tải ra, vào thành phố nhằm kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không gây ách tắc phương tiện vận tải hàng hóa và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất có thể trong điều kiện dịch bệnh.

Hôm qua (6-7), Văn phòng Chính phủ cũng đưa ra thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp trực tuyến với TPHCM và 7 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về công tác phòng, chống dịch.

Thủ tướng cho rằng, dịch ở TPHCM đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới tăng nhanh, cần kịp thời có các giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn.

Trong điều kiện hiện nay, lãnh đạo thành phố phải tập trung ưu tiên cho chống dịch bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân; với các quyết định mạnh hơn khi áp dụng Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 16 và chịu trách nhiệm về các quyết định, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo cụ thể.

Thủ tướng cho rằng, việc quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất nên cần được cân nhắc, thận trọng và xem xét thứ tự ưu tiên.

Tuy nhiên, khi cần thiết và nhất là trong lúc này, tính mạng và sức khỏe của nhân dân vẫn luôn phải là trên hết, trước hết. Lãnh đạo thành phố cần căn cứ tình hình thực tế để xác định việc giãn cách, phong tỏa, cách ly cho phù hợp, hiệu quả.

Giãn cách trên diện rộng, phong tỏa ở diện hẹp nhưng phải giám sát rất chặt chẽ, nghiêm túc. Khi đã phong tỏa, kể cả diện rộng thì phải thần tốc xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện và kịp thời đưa F0 ra khỏi khu vực phong tỏa, không để lây chéo.

Người từ TPHCM phải tự cách ly 7 ngày, xét nghiệm 3 lần

Bộ Y tế vừa ra công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn tiếp nhận người về từ TPHCM. Trong đó, yêu cầu người từ TPHCM đi 62 tỉnh thành phải tự cách ly 7 ngày, xét nghiệm 3 lần.

Cơ quan quản lý y tế đánh giá, tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, tiếp tục lây lan nhanh sang một số địa phương lân cận nên cần sớm có các giải pháp hành động quyết liệt, kịp thời kiềm chế, đẩy lùi và kiểm soát tình hình.

Bộ Y tế, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị, UBND TPHCM trao đổi, thống nhất với UBND các tỉnh, thành phố trước khi đưa những người từ TPHCM về các địa phương khác, đồng thời thống nhất bố trí phương tiện vận chuyển đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Với UBND các tỉnh, thành phố tiếp nhận người về từ TPHCM, tất cả những người từ TPHCM, được coi là người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định, phải thực hiện cách ly y tế tại nhà trong thời gian 7 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 7 ngày tiếp theo.

Những người này cũng phải thực hiện xét nghiệm 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 3 và ngày thứ 6 trong thời gian cách ly y tế tại nhà.

Trong thời gian tự theo dõi sức khỏe, yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không tham gia các hoạt động tập trung đông người...

TPHCM thành lập 4 bệnh viện dã chiến, tăng chỗ cách ly

Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, để chuẩn bị với kế hoạch ứng phó dịch Covid-19 với kịch bản 10.000, 15.000 ca mắc, cùng với 5.000 giường của các bệnh viện được chuyển đổi công năng chuyên tiếp nhận và điều trị Covid-19, 4 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 với 12.000 giường cũng đã đi vào hoạt động.

Trong đó, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1 với quy mô 4.000 giường đi vào hoạt động hơn 10 ngày qua. Từ ngày 4-7, thành phố có thêm bệnh viện dã chiến số 2 với 2.000 giường.

Từ hôm nay (7-7), Bệnh viện dã chiến số 3 với 3.000 giường và bệnh viện dã chiến số 4, cũng với 3.000 giường bắt đầu hoạt động.

Thành phố tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có từ ký túc xác, các khu nhà tái định cư... để thành lập 4 bệnh viện dã chiến trên.

Trong đó, các ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia là bệnh viện dã chiến số 1, bệnh viện dã chiến số 2 là khu nhà tái định cư ở quận 12, bệnh viện dã chiến số 3 là khu nhà tái định cư ở thành phố Thủ Đức và bệnh viện dã chiến số 4 là khu nhà tái định cư ở huyện Bình Chánh.

Hàng trăm chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh thành phố cùng với hàng nghìn nhân viên y tế đang công tác tại các bệnh viện thành phố, bệnh viện quận, huyện và các bệnh viện trực thuộc bộ, ngành được điều động luân phiên đến công tác tại 4 bệnh viện dã chiến này.

Thời gian mỗi đợt luân phiên là 4 tuần, trong thời gian luân phiên các y, bác sĩ sẽ lưu trú hẳn tại các bệnh viện dã chiến, không trở về nhà.

Sở Y tế TPHCM cũng đã gửi văn bản đến UBND thành phố Thủ Đức, Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thông tin về việc sử dụng các khu cách ly tập trung tại các quận, huyện trên địa bàn.

Sở Y tế đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương chỉ đạo trung tâm y tế và các đơn vị liên quan đảm bảo tránh lây nhiễm mầm bệnh ra cộng đồng.

Các đơn vị liên quan khẩn trương thành lập các cơ sở cách ly tập trung của địa phương theo đúng tiêu chuẩn UBND TPHCM đề ra là từ 300 - 400 giường ở mỗi quận, huyện, riêng thành phố Thủ Đức đảm bảo công suất từ 900-1.200 giường

Mời đọc thêm:

Đừng để giấy xét nghiệm Covid-19 trở thành giấy phép con

TPHCM cần thêm hàng triệu bộ xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2

Chuẩn bị tiêm ngừa Covid-19 trên cả nước từ tháng 7

Nhiều doanh nghiệp TPHCM đăng ký vừa sản xuất vừa cách ly

Xem thêm: lmth.oas-ar-mchpt-o-hcid-gnohc-pahp-neib-cac-0008-touv-meihn-ac-os/340813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Số ca nhiễm vượt 8.000, các biện pháp chống dịch ở TPHCM ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools