vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ tăng tốc cuộc đua ngoại giao vaccine với Trung Quốc, Nga

2021-07-08 08:39

Đại dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp trên thế giới khiến vaccine ngừa bệnh này trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu. Chính vì lẽ đó, ngoại giao vaccine đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Trung Quốc (TQ) và Nga là những nước đi trước trong việc cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho thế giới. Tuy nhiên, giờ đây Mỹ đang tăng tốc vận chuyển dược phẩm thiết yếu này cho các nước, tiếp sau những cam kết của Washington chia sẻ những số lượng “khủng” vaccine nhằm “phủ sóng” tiêm chủng toàn cầu. Điều này thực sự đáng quan tâm trong bối cảnh có sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, vốn thách thức ngay cả những loại vaccine hiệu quả hơn của Mỹ.

Mỹ tăng tốc cuộc đua ngoại giao vaccine với Trung Quốc, Nga - ảnh 1
Vaccine ngừa COVID-19 đã trở thành một mặt trận ngoại giao của các nước lớn. Ảnh: REUTERS

Mỹ, Trung Quốc, Nga đã làm tới đâu?

Hãng AFP dẫn lời một quan chức Nhà Trắng ngày 6-7 cho biết Mỹ đã chuyển 2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna cho Việt Nam thông qua chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Quan chức này nhấn mạnh đây chỉ là “bước khởi đầu” của những liều vaccine được chuyển đến Đông Nam Á. Dự kiến số vaccine này sẽ về đến Việt Nam vào cuối tuần này.

Trước đó, 1 triệu liều vaccine đã được Mỹ chuyển cho Malaysia vào ngày 5-7. Tuần trước, Nhà Trắng cũng thông báo sẽ “sớm” chuyển 4 triệu liều vaccine cho Indonesia. Những lô vaccine này nằm trong 80 triệu liều mà Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết gửi tới các nước trên khắp thế giới. Campuchia, Lào, Papua New Guinea, Philippines và Thái Lan cũng sẽ nhận được vaccine từ Mỹ.

Mỹ đã công bố lộ trình chuyển 25 triệu liều vaccine đầu tiên trong 80 triệu liều kể trên. Trong đó, 19 triệu liều sẽ được phân bổ theo chương trình COVAX tới các nước châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Ngoài 80 triệu liều như đã nói, Mỹ còn cam kết tài trợ 2 tỉ USD cho chương trình COVAX, theo AFP. Mỹ cũng đang mua 500 triệu vaccine của liên danh Pfizer-BioNTech để hỗ trợ Liên minh châu Phi và 92 nước nghèo trong năm tới. Tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 ở Anh hồi tháng trước, các đối tác của Mỹ đã đồng ý tài trợ thêm 500 triệu liều vaccine.

Trong khi đó, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao TQ đầu tháng trước, nước này đã cung cấp 350 triệu liều vaccine cho cộng đồng quốc tế. Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị khi đó cho biết 100 triệu liều đã được chuyển đến Đông Nam Á, theo báo The Straits Times. Về phần Nga, tính đến trung tuần tháng 5, nước này mới chỉ sản xuất 33 triệu liều vaccine Sputnik V và xuất khẩu chưa đầy 12 triệu liều, theo số liệu thống kê của hãng Reuters.

Vaccine Mỹ, Trung Quốc, Nga trên bàn cân

Hồi tháng 4, đài NBC News đưa tin Mỹ đang tụt hậu so với Nga và TQ trong việc sử dụng liều lượng vaccine COVID-19 như một công cụ ngoại giao. Mặc dù TQ và Nga luôn phủ nhận nhưng các chuyên gia cho biết họ đang bắt đầu thấy chiến lược bán hoặc tài trợ vaccine ở nước ngoài của Bắc Kinh và Moscow có tác động như thế nào đến bánh lăn quan hệ quốc tế của hai nước này và cho phép họ mở rộng sức mạnh mềm trên toàn thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt hai loại vaccine của TQ để sử dụng khẩn cấp trên toàn cầu, cả hai đều được sản xuất bằng cách sử dụng virus chủng Corona bất hoạt. Tuy nhiên, tờ The New York Times ngày 22-6 đưa tin trong khi hơn 90 quốc gia đang phân phát các mũi tiêm được viện trợ từ TQ, các đợt bùng phát lớn vẫn đang tiếp diễn ở một số quốc gia trong số đó.

Đó là một sự khác biệt không nhỏ so với Mỹ, nơi ba loại vaccine đang được sử dụng đã khiến các trường hợp nhiễm COVID-19 mới giảm mạnh trong những tháng kể từ khi chúng được triển khai. Mặc dù không có loại vaccine nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn các ca nhiễm nhưng những loại vaccine đang được sử dụng ở Mỹ lại tỏ ra công hiệu, vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna mRNA, mỗi loại đều có tỉ lệ hiệu quả hơn 90%; phiên bản một liều do Johnson & Johnson sản xuất có hiệu quả khoảng 66,3% trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm COVID-19.

Các loại vaccine chính của TQ, Sinopharm và Sinovac, có tỉ lệ hiệu quả thấp hơn, lần lượt là 78% và 51%. Nhưng điều đó không có nghĩa là vaccine do TQ sản xuất là vô giá trị hoặc là đồ bỏ đi; chúng rõ ràng rất cần thiết và được đánh giá cao vì chúng vẫn cố gắng để ngăn chặn nhiều ca nhiễm COVID-19 phát triển thành các trường hợp nghiêm trọng. Về mặt này, vaccine TQ vẫn đáng được nói đến hơn vaccine Sputnik V của Nga, vốn được phân phối cho các quốc gia thân thiện với Moscow trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là WHO vẫn chưa phê duyệt Sputnik V. Bên cạnh đó, nhiều nước đặt hàng vaccine Nga đã công khai phàn nàn về việc Moscow quảng bá, hứa hẹn thì nhiều nhưng chuyển giao lại không đầy đủ, theo tờ Business Insider.

Giới quan sát nhận định với những động thái chuyển giao vaccine cấp tập và những cam kết “khủng” của Mỹ, Washington có thể dễ dàng tận hưởng trạng thái schadenfreude (có nghĩa là vui trên sự không vui của người khác, hàm ý những thách thức mà Bắc Kinh và Moscow trong cuộc đua ngoại giao vaccine). Tuy nhiên, đây không phải là tình huống “trò chơi có tổng bằng 0”, nghĩa là những khó khăn của TQ và Nga không tự động mang về lợi ích cho Mỹ; Washington ngược lại có thể gặp nhiều rủi ro hơn do những cố gắng hiện tại của họ.

Khi biến thể Delta có sức tàn phá cao hơn của COVID-19 tiếp tục mở rộng phạm vi hoành hành và trở thành chủng nổi trội của căn bệnh này, điều quan trọng hơn cả là thế giới phải chung tay để thúc đẩy tiêm chủng. Bất cứ điều gì mà chính quyền ông Biden có thể làm để đạt mục tiêu đó đều phải được xem là ưu tiên hàng đầu - bất kỳ cơ may nào vượt qua các đối thủ cạnh tranh toàn cầu cũng chỉ là một “phần thưởng” thêm.•

Hãng Reuters đưa tin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6-7 đã khuyến nghị sử dụng thuốc trị viêm khớp Actemra của hãng Roche và Kevzara của hãng Sanofi cùng với thuốc corticosteroid cho bệnh nhân COVID-19. Sau quá trình đánh giá các liệu pháp, một nhóm nghiên cứu của WHO kết luận rằng việc điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch bằng chất đối kháng interleukin-6, vốn có tác dụng giúp giảm tình trạng viêm, giúp “giảm nguy cơ tử vong và nhu cầu thở máy”. 
 

Ông Biden khuyến cáo người dân tiêm vaccine để phòng ngừa biến thể Delta

Hãng Reuters đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 6-7 đã khuyến cáo người dân Mỹ chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 nên tiêm phòng để bảo vệ bản thân trước biến thể Delta.

Trao đổi với báo giới, chủ nhân Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ đạt mốc 160 triệu người dân được tiêm chủng đầy đủ vào cuối tuần này, đồng thời cảnh báo về việc không nên tự mãn vì biến thể Delta có thể lây lan trong số những người chưa được tiêm chủng. “Hàng triệu người Mỹ vẫn chưa được tiêm chủng và không được bảo vệ” - ông Biden cho biết và nói thêm rằng điều này có thể khiến cộng đồng, bạn bè của người chưa được tiêm chủng và những người họ quan tâm có thể gặp rủi ro.

Tổng thống Mỹ cho biết chính quyền của ông sẽ dành thời gian còn lại của mùa hè để khuyến khích nhiều người đi tiêm chủng hơn, gồm cả việc đi từng nhà trong các khu dân cư để giúp nhiều người nhận được sự bảo vệ khỏi virus hơn.

 

 

Xem thêm: lmth.708899-agn-couq-gnurt-iov-eniccav-oaig-iaogn-aud-couc-cot-gnat-ym/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ tăng tốc cuộc đua ngoại giao vaccine với Trung Quốc, Nga”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools