Mặc dù dự báo thấp hơn mức 18,3% trong quý I (con số cao một phần nhờ so sánh với mức thấp của năm ngoài vì ảnh hưởng của dịch COVID-19), song các nhà kinh tế đều có chung nhận đinh: đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục.
Theo dự báo của các chuyên gia qua khảo sát của Nikkei, tăng trưởng trung bình cả năm của Trung Quốc là 8,6% vào năm 2021, 5,5% vào năm 2022 và 5,2% vào năm 2023.
Xu Sitao, chuyên gia kinh tế trưởng tại Deloitte Trung Quốc, người đưa ra dự báo tăng trưởng 7% trong quý II, cho biết xuất khẩu sẽ vẫn là động lực tăng trưởng lớn nhất của kinh tế Trung Quốc. Mặc dù mức tiêu thụ vẫn còn chậm vì dịch bệnh nhưng Sitao tin rằng, nhu cầu sẽ tăng lên thì khi trình tiêm chủng của Trung Quốc được mở rộng.
"Khi tỷ lệ tiêm vaccine của Trung Quốc tăng lên, chính phủ sẽ đẩy nhanh quá trình bình thường hóa các hoạt động kinh tế, niềm tin của người tiêu dùng trở lại và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư", ông Sitao nhận định.
Xuất khẩu vẫn được xem là động lực của kinh tế Trung Quốc
Trong khi đó, chuyên gia Shen Jianguang, nhà kinh tế trưởng tại JD Technology, người đưa ra con số tăng trưởng 7,6% trong quý II, cho biết các số liệu trong tháng 5 không như kỳ vọng. Điều này cho thấy nền tảng của sự phục hồi kinh tế chưa đủ vững chắc.
"Xuất khẩu và đầu tư bất động sản vẫn là nguồn hỗ trợ chính cho nền kinh tế, trong khi sự phục hồi của tiêu dùng và đầu tư sản xuất vẫn còn chậm chạp. Sự phục hồi của nhu cầu bên ngoài rõ ràng là nhanh hơn so với nhu cầu bên trong", ông Shen Jianguang nhận định.
Francoise Huang, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á - Thái Bình Dương của Euler Hermes,, cho biết đợt bùng phát COVID-19 mới có thể tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin của các hộ gia đình. Bà Huang kỳ vọng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,3% trong quý II.
"Sự phục hồi sau COVID-19 của nền kinh tế trong nước vẫn chưa hoàn thiện", bà Huang nói, đồng thời nhấn mạnh, tiêu dùng tư nhân cần phải lấy lại phong độ để đạt được sự phục hồi "hoàn toàn trên diện rộng".
Với dự báo cả năm là 9%, Arjen van Dijkhuizen, nhà kinh tế cấp cao tại ABN Amro Bank, tin rằng tiêu dùng tại Trung Quốc sẽ tiếp tục cải thiện trong năm nay khi diện tiêm chủng ở đất nước này được mở rộng. Trong khi đó, Aidan Yao, chuyên gia về kinh tế châu Á tại AXA Investment Managers, cảnh báo rằng đà tăng trưởng của Trung Quốc "gần đạt đỉnh" trong quý.
"Tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu chậm lại trong nửa cuối năm do những khó khăn gia tăng ở cả bên ngoài và bên trong, bao gồm xuất khẩu chậm lại và xung lực tín dụng suy giảm", ông Yao nói.
Nikkei dự báo GDP Trung Quốc tăng 7,7% trong quý II
Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng các đợt bùng phát mới, việc trì hoãn tiêm vaccine và biến thể COVID mới là những rủi ro lớn đối với Trung Quốc trong năm nay. Sau đó là niềm tin của người tiêu dùng yếu, căng thẳng thương mại và các lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty Trung Quốc.
Ken Chen, nhà phân tích kinh tế Trung Quốc của KGI châu Á, tin rằng sự không chắc chắn do diễn biến khó lường của đại dịch rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời cũng cho rằng "COVID-19 sẽ ảnh hưởng mạnh đến cả cung và cầu của nền kinh tế".
Ông Chen nói thêm, sự phục hồi trong tiêu dùng là nền tảng cho sự phục hồi bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra tương đối chậm. "Vấn đề mấu chốt là tăng niềm tin của người tiêu dùng", ông Chen cho hay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.80891901180701202-77-gnat-couq-gnurt-pdg-oab-ud-iekkin/et-hnik/nv.vtv