Chị Phạm Thị Oanh (giữa) đã 58 tuổi vẫn siêng năng đến lớp đều đặn
Một ông bố đơn thân, một bà mẹ U60 có con đã đi làm, một tài xế xe công nghệ... họ đã gặp nhau ở ước mơ chung, muốn khởi nghiệp để cải thiện kinh tế và chăm lo cho gia đình.
Mơ khởi nghiệp vì tương lai gia đình êm ấm, sum vầy
Chị Phạm Thị Oanh, 58 tuổi, sinh sống ở quận 8, TP.HCM là mẹ của bác tài Gojek. Hằng ngày, chị Oanh vẫn cần mẫn cắp sách đến Nhà văn hóa Phụ nữ để tham gia khóa học khởi nghiệp, mang theo ước mơ được làm chủ một gian hàng ẩm thực online ngay tại chính căn bếp nhà mình.
Dù mắc bệnh khớp nhưng chị Oanh vẫn tự chạy xe máy đều đặn từ nhà ở quận 8 đến lớp học ở quận 3, mỗi tuần ba buổi không vắng buổi nào.
Ngày còn trẻ, chị Oanh luôn tất bật với công việc buôn bán thức ăn để phụ giúp chồng và nuôi con ăn học. Chị kể mình có khiếu nấu ăn và đã từng bán qua rất nhiều món, từ hủ tiếu Nam Vang cho đến phá lấu, bánh mì… và chỉ ngừng làm hàng từ khi nhiều bệnh vặt của tuổi xế chiều bắt đầu xuất hiện.
Dù con trai đã trưởng thành và có công việc chạy xe ôm công nghệ khá ổn định, chị Oanh vẫn luôn canh cánh trong lòng một kế hoạch, đó là quay trở lại mở hàng ăn để con mình bớt đi gánh nặng kinh tế, có tiền dành dụm lấy vợ.
Nhưng nếu bán theo mô hình truyền thống thì vướng mắc đủ thứ, từ việc tìm khách đến lo chi phí mặt bằng. Còn mở hàng ăn kinh doanh trực tuyến thì chị phải đi học do không biết bắt đầu từ đâu.
Chị Oanh chia sẻ: "Lúc trước tôi có bán quán, nhưng gần đây bệnh và phải phẫu thuật mấy đợt nên đành nghỉ. Giờ sức khỏe của tôi đã khá hơn, niềm đam mê ẩm thực vẫn còn đó, nên khi con trai tôi về báo cho mẹ có khóa học của Gojek, tôi bảo con đăng ký hộ mẹ ngay".
Tôi muốn mở gian hàng vừa vì đam mê, vừa để cải thiện kinh tế. Tôi dự định mở hàng ở ngay tại nhà thôi. Bán online thì đỡ tốn đủ loại chi phí, nhất là tiền thuê địa điểm. Mình làm ra tiền thì đỡ phải phụ thuộc vào chồng, con. Làm thêm cho con mình có tiền dư ra, dành dụm lấy vợ, đặng mình còn có con dâu nữa chứ", bà mẹ U60 dí dỏm nói thêm.
Tài xế xe ôm công nghệ Gojek, Đào Công Sang (29 tuổi) cũng có nhiều nỗi niềm với câu chuyện khởi nghiệp. Với anh Sang, "mộng khởi nghiệp" xuất phát từ mong muốn được ở gần chăm sóc các con của mình. Cuộc sống mưu sinh vất vả khiến anh phải bôn ba trên những dặm đường mà hiếm khi có được khoảng thời gian chất lượng bên các con.
"Tôi đã ly thân và sống với hai con. Việc chạy xe công nghệ cho tôi thu nhập tương đối ổn định nhưng tôi phải đi làm nhiều giờ trong ngày, không có thời gian gần gũi các con. Tôi hy vọng sau này có thể buôn bán món gì đó ổn định để cho con mình có cuộc sống tốt hơn, cũng như được ở gần các con nhiều hơn", anh ngậm ngùi nói.
Còn đối với tài xế Nguyễn Quốc Cường, tham gia khóa đào tạo của Gojek là cơ hội để anh có thể phát triển gian hàng trà sữa đang sẵn có của gia đình. Trước giờ kinh doanh chủ yếu chỉ theo cảm tính nên anh Cường cảm thấy cần thiết phải đi học cho bài bản. Với nhu cầu sử dụng dịch vụ online ngày càng tăng, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19, anh Cường càng mong muốn hiểu thêm về hình thức kinh doanh này.
Anh nói: "Nhà tôi có kinh doanh trà sữa sẵn rồi, được Gojek hỗ trợ đào tạo để kinh doanh trực tuyến nên tôi muốn đi học, về hỗ trợ gia đình đưa gian hàng lên GoFood để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Trong tương lai, ai cũng biết sử dụng công nghệ nên bán hàng online sẽ rất phát triển. Tuy nhiên cách thức đưa gian hàng lên app online thế nào, tính toán giá thành ra sao cho hợp lý còn nhiều điều tôi chưa biết".
Lớp học biến "không" thành "có"
Phát triển từ một tổng đài kết nối các bác tài xế xe 2 bánh đứng rải rác ở các ngã tư đường phố năm 2010, thành một siêu kỳ lân hàng đầu Đông Nam Á, Gojek hiểu khá rõ rằng công nghệ khi kết hợp với sự thấu cảm có thể mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng, gỡ bỏ các rào cản và giúp nhiều gia đình tiếp cận với các giải pháp tăng cơ hội thu nhập.
Tháng 5 vừa qua, Gojek đã phối hợp cùng Nhà văn hóa Phụ Nữ TPHCM và chương trình CafeTek của đài truyền hình HTV tiếp tục thực hiện dự án "Để không ai bị bỏ lại phía sau - Mùa 2".
Những người tham gia khóa học được chọn lọc từ người thân của các đối tác tài xế Gojek - được đào tạo kỹ năng kinh doanh mặt hàng ăn uống online, lập kế hoạch tài chính và quản lý cửa hàng, xây dựng và quản lý gian hàng trực tuyến, các kỹ thuật nấu ăn, pha chế phổ biến; các nguyên tắc cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chọn nguyên vật liệu và chế biến thực phẩm an toàn…
Các học viên được đào tạo kiến thức chuyên môn bài bản để có thể tự tin khởi nghiệp
Các học viên vượt qua cảnh ngộ riêng của bản thân và những điều kiện khó khăn hết sức đặc biệt, trong đó có tình hình COVID-19 mới, để hoàn thành khóa học đều có cùng một mục tiêu chung: Được tự chủ trong kinh tế và cải thiện cuộc sống gia đình trong thời buổi khó khăn.
Sau khóa học, chị Phạm Thị Oanh đã vẽ sẵn ra kế hoạch về một xe cơm tấm ngon, rẻ, sạch đặt ngay trước cổng nhà mình, anh Cường đã đưa thành công gian hàng trà sữa mang tên "Spiral" lên nền tảng GoFood, còn anh Sang đang chuẩn bị kế hoạch mở quán cơm tấm tại nhà.
Có thể nói, khóa đào tạo đặc biệt của Gojek đã tạo ra một điểm xuất phát thuận lợi giúp các bác tài và người thân hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp của mình. Và quan trọng hơn hết, họ đã có thể tự tin nghĩ rằng: "Tôi có thể!".
Nhằm hỗ trợ các nhà hàng có thêm nhiều đơn hàng trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Gojek miễn phí giao hàng cho người dùng khi đặt đồ ăn tại các nhà hàng, quán ăn là đối tác của Gojek ở một số quận lớn tại TP.HCM và Hà Nội trong chiến dịch "Vùng Freeship: Quán còn mở, Gojek còn freeship". Thông tin thêm về chương trình theo dõi tại https://www.facebook.com/gojekvn.
Xem thêm: mth.87372840280701202-enilno-cuht-ma-gnah-naig-gnuhn-uas-gnad-nol-om-cou/nv.ertiout