vĐồng tin tức tài chính 365

Thi quá vất vả, có cách nào nhẹ nhàng hơn?

2021-07-09 10:55
Thi quá vất vả, có cách nào nhẹ nhàng hơn? - Ảnh 1.

Phụ huynh đưa thức ăn và vật dụng cá nhân cho thí sinh để đi cách ly tại điểm thi Trường THCS Lý Phong, Q.5, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Gần 1 triệu thí sinh dự thi nhưng các địa phương trên cả nước phải huy động hàng trăm ngàn cán bộ, giáo viên, tình nguyện viên tham gia trực tiếp tổ chức kỳ thi hoặc hỗ trợ thí sinh.

Câu hỏi từ thực tế

Luật giáo dục quy định phải có kỳ thi tốt nghiệp THPT sau khi học sinh kết thúc 12 năm học phổ thông. Điều này đủ yếu tố pháp lý để bác những ý kiến cho rằng "đỗ tốt nghiệp trên 90%" thì không cần thi. Hơn nữa trong phân tích của nhiều chuyên gia đã cho thấy cho dù đỗ 99% nhưng nếu không thi thì động lực học tập sẽ sụt giảm.

Nhưng tình hình dịch bệnh trong hai năm 2020 và 2021 khiến việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trở nên khó khăn, vất vả. Trong lúc dịch bệnh diễn biến mỗi nơi mỗi khác thì 63 tỉnh thành vẫn phải gò vào một kỳ thi chung ngày, chung đề, sử dụng chung dữ liệu. 

Từ thực tế này, một câu hỏi đặt ra liệu có thể tách hẳn việc xét tuyển đại học, cao đẳng khỏi kỳ thi tốt nghiệp THPT, giao kỳ thi cho địa phương chủ động hoàn toàn từ việc ra đề đến các khâu của kỳ thi?

Ông Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng mặt bằng giáo dục giữa các vùng miền có sự chênh lệch lớn, việc tổ chức một kỳ thi chung cho toàn quốc sẽ dẫn đến những bất cập. 

Vì thế có thể những nơi có năng lực tổ chức tốt kỳ thi tương ứng với mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương như TP.HCM thì cũng nên suy nghĩ cho việc thử nghiệm giao tự chủ hoàn toàn trong việc tổ chức kỳ thi.

Luật là do con người tạo ra, khi luật không còn phù hợp với thực tế thì cần phải thay đổi. Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT nên có văn bản đề xuất Quốc hội bỏ kỳ thi này. Rất cần sửa luật ngay trong năm sau, không nên để thí sinh phải vất vả như năm nay nữa.

Hiệu trưởng một trường THPT ở TP Thủ Đức, TP.HCM.

Bỏ hoặc tách thành 2 kỳ thi

Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhận định: "Năm nay kỳ thi tốt nghiệp THPT tuy là mang tên như thế nhưng kết quả của nó không chỉ dùng để xét tốt nghiệp THPT mà còn dùng để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. 

Như vậy tuy đổi tên nhưng kỳ thi vẫn có 2 nhiệm vụ chính như kỳ thi THPT quốc gia trước đây. Mà 2 kỳ thi có tính chất khác nhau nhập lại thành 1 thì khó đảm bảo được sự chính xác tuyệt đối. 

Vì vậy tôi đề nghị không nên duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay. Giải pháp phù hợp nhất là chỉnh sửa Luật giáo dục, bỏ thi tốt nghiệp THPT và giao cho các tỉnh thành tự xét và công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh của mình. Việc tuyển sinh ĐH nên giao cho các trường ĐH tự chủ thực hiện".

Thầy Trịnh Quốc Hùng, tổ trưởng tổ hóa Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, cho biết: "Đến thời điểm thi tốt nghiệp THPT như năm nay, rất nhiều học sinh lớp 12 ở TP.HCM và một số tỉnh thành khác đã đậu ĐH bằng nhiều con đường khác nhau. 

Như vậy những em này dự thi tốt nghiệp THPT chỉ có 1 mục đích: xét tốt nghiệp THPT. Nếu chỉ để xét tốt nghiệp THPT mà phải đi thi trong điều kiện dịch bệnh bùng phát như hiện nay thì thật không đáng.

Do đó tôi đề nghị cần tách bạch 2 kỳ thi. Trong đó nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà kết quả của nó năm nào cũng đạt gần 100% thí sinh thi đậu, thay vào đó Bộ GD-ĐT nên giao cho các sở

GD-ĐT tự xét và cấp bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh địa phương mình. Còn kỳ thi tuyển sinh vào ĐH nên tổ chức riêng nhưng theo tôi, Bộ GD-ĐT vẫn nên ra đề thi cho kỳ thi này, tránh tình trạng một số trường ĐH ra đề thi theo kiểu đánh đố, nếu thí sinh không luyện thi thì khó mà làm được. 

Việc Bộ GD-ĐT "quản" kỳ thi tuyển sinh vào ĐH còn mang một ý nghĩa khác: tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng sâu, vùng xa có thể đậu ĐH vì các em không có điều kiện luyện thi như học sinh ở các đô thị lớn".

Thi quá vất vả, có cách nào nhẹ nhàng hơn? - Ảnh 3.

Tình nguyện viên hỗ trợ thí sinh tại điểm thi Trường THPT Võ Thị Sáu (Q.Bình Thạnh) - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nên có lộ trình

Ông Nguyễn Tùng Lâm - chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, thành viên tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục - cho rằng định hướng giao kỳ thi tốt nghiệp cho địa phương, cụ thể là sở GD-ĐT tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là hợp lý. 

Vì như vậy kỳ thi sẽ giảm bớt cồng kềnh, căng thẳng khiến cả nước cùng "vào cuộc" như hiện nay. Việc này cũng khiến các địa phương có thể chủ động về hình thức thi, thời gian thi, bám sát hơn mục tiêu giáo dục phù hợp với chiến lược phát triển của địa phương.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế các địa phương cũng cho thấy không phải nơi nào cũng đủ lực để tổ chức một kỳ thi chất lượng vừa xét tốt nghiệp, vừa đánh giá chất lượng để có những tác động trở lại việc dạy học. 

"Giao cho địa phương tổ chức thi, nhưng theo tôi, Bộ GD-ĐT nên chịu trách nhiệm ra đề thi trong 1-2 năm tới. Trong thời gian đó, phải yêu cầu sở GD-ĐT các địa phương chuẩn bị về mọi mặt để có thể ra đề thi theo hướng chuẩn hóa, dựa trên ma trận như Bộ GD-ĐT đang làm hiện nay" - ông Lâm nêu quan điểm.

Ông Lê Viết Khuyến, nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cũng cho rằng về lâu dài phân cấp cho địa phương là đúng, nhưng hiện tại không phải địa phương nào cũng làm được đề thi, xây dựng thang điểm nên cần có lộ trình.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ bày tỏ quan điểm cần có một kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo chất lượng, khách quan để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông.

"Hiện nay kỳ thi cũng đã được giao cho địa phương chủ động rồi. Nhưng để đạt được sự công bằng đối với thí sinh, có sự tương đương về chuẩn đầu ra trên cả nước, việc ra đề thi rất quan trọng và nhiều địa phương chưa đảm bảo yêu cầu nên Bộ GD-ĐT vẫn phải chịu trách nhiệm ra đề thi. 

Khi bộ ra đề thì các địa phương phải tổ chức thi cùng thời gian. Tuy nhiên, trong thời gian tới Bộ GD-ĐT cũng suy nghĩ xây dựng lộ trình đổi mới kỳ thi theo hướng phân cấp cho địa phương tổ chức", ông Độ nói.

Cần lộ trình

Về lộ trình đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) Mai Văn Trinh cho biết trong khoảng thời gian 2021-2025, Bộ GD-ĐT tiếp tục hoàn thiện yếu tố kỹ thuật phù hợp với mô hình kỳ thi tốt nghiệp THPT, tăng cường hệ thống ngân hàng câu hỏi (huy động các giáo viên, nhà khoa học tham gia làm câu hỏi cho ngân hàng đề thi).

Về việc vận dụng công nghệ, tổ chức thi trên máy tính thì cần có lộ trình với những bước đi chắc chắn hơn.

Mời xem gợi ý bài giải đề thi

Trên Tuổi Trẻ hôm nay, mời bạn đọc xem 6 trang phụ trương đăng bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT vừa diễn ra.

Để F0, F1 đi thi, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhận trách nhiệmĐể F0, F1 đi thi, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhận trách nhiệm

TTO - Tại cuộc họp báo trực tuyến do UBND TP.HCM tổ chức tối 8-7, ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đã nhận trách nhiệm khi TP.HCM có học sinh diện F0, F1 đi thi.

Xem thêm: mth.77715638090701202-noh-gnahn-ehn-oan-hcac-oc-av-tav-auq-iht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thi quá vất vả, có cách nào nhẹ nhàng hơn?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools