vĐồng tin tức tài chính 365

Khi ông chủ tịch hội sân khấu xin cơm

2021-07-10 13:50
Khi ông chủ tịch hội sân khấu xin cơm - Ảnh 1.

NSƯT Thoại Mỹ đang chuẩn bị các phần quà cho người khó khăn - Ảnh: FB nghệ sĩ Thoại Mỹ

Các nghệ sĩ khác cũng liên tục chia sẻ nhiều tin tức, hình ảnh ấm lòng...

Ông Trần Ngọc Giàu ghi: "Mỗi phần cơm hai chục ngàn. Thầy không dám xin nhiều, chỉ dám xin mỗi đứa cho thầy năm, mười, mười lăm, hai mươi phần cũng được. 

Ở Hội Sân khấu bếp đang đỏ lửa nấu cơm hằng ngày. Thầy sẽ thay các em góp lòng… Người xin cơm Trần Ngọc Giàu (lần đầu tiên làm việc này, nghĩ mình cũng gan thiệt)".

Nối vòng tay với cộng đồng

Lý do có dòng trạng thái… xin cơm gây bất ngờ là vì ông Trần Ngọc Giàu có biết được một nhóm chuyên nấu cơm từ thiện cả tháng nay để gởi đến lực lượng tuyến đầu, bà con nghèo đang gặp khó khăn ở những khu phong tỏa mà khởi xướng là dược sĩ Thi Thơ, chị Khánh Vương… 

Nhận thấy việc làm ý nghĩa của họ, Hội Sân khấu TP đã hỗ trợ địa điểm là căngtin của hội đang tạm ngưng hoạt động và cả nhân viên trước đây từng nấu ăn tại căngtin.

Vốn là người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ, nên khi ông vừa đăng status thì đã có rất nhiều nghệ sĩ chia sẻ và ủng hộ. "Rất vui là trong sáng ngày 9-7 tôi đã nhận được sự ủng hộ của nhiều học trò và bạn bè, được khoảng 150 triệu đồng. 

Mấy bà dì của tôi ở quê cũng gởi ủng hộ cá. Nhiều em nghệ sĩ cũng chạy đi tìm rau, gạo… đem về. Bây giờ, kho trong Hội Sân khấu đang chất đầy gạo, mì gói…" - ông Ngọc Giàu cho biết.

Sân khấu Sen Việt cũng kêu gọi và ngày 8-7 đã nhanh chóng trao 250 phần quà (một phần gồm 5kg gạo, 1 thùng mì, 1 lít dầu ăn, 1kg đường) đến các nghệ nhân dân gian, nghệ sĩ, công nhân sân khấu tự do gặp khó khăn, các sinh viên học chuyên ngành dân tộc đang kẹt lại thành phố. 

Ông Nguyên Đạt, chủ nhiệm sân khấu, cho biết: "Chúng tôi cố gắng trao cho kịp trước ngày giãn cách để các nghệ sĩ, sinh viên đang gặp khó khăn có thể giải quyết tạm gánh nặng cho 15 ngày tới".

Cùng ngày, NSƯT Thoại Mỹ và công ty của cô cũng nhanh chóng trao những phần quà thiết thực đến người dân đang gặp khó khăn ở khu phong tỏa, người bán vé số, chạy xe ôm, người vô gia cư. Cô và nhóm từ thiện của mình đã trao 7 tấn gạo, 4 tấn khoai lang, 1 tấn rau củ, 1.200 trứng gà, 20 thùng nước mắm và 5.000 chai nước suối. 

Nghệ sĩ Bình Tinh cũng cấp tốc trao 70 phần quà đến khu vực chợ Sơn Kỳ (Q.Tân Phú) và các suất cơm từ thiện, mì, trứng đến quận Bình Thạnh, Q.1, Q.10, Q.4; trao sữa, tã cho các bé trong khu vực bị phong tỏa…

Gần 1 tháng nay, nghệ sĩ đương đại Võ Trân Châu đã liên tục tổ chức những chuyến vận chuyển nhu yếu phẩm đến người dân ở các khu cách ly. 

Ban đầu chị chỉ có một chiếc bàn nhỏ đặt trước nhà với rau củ, thực phẩm đóng gói sẵn để người dân lao động đi ngang qua lấy về. Thế nhưng, do ngày càng có nhiều bạn bè biết đến và gửi cả thức ăn lẫn tiền ủng hộ, Võ Trân Châu và người thân trong gia đình quyết định chuyển thức ăn đến người dân nghèo ở những nơi bị phỏng tỏa. 

"Từ khi có thông tin về giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, mình đã xin TP Thủ Đức giấy thông hành để vận chuyển thực phẩm cho bà con nghèo. Sáng ngày 9-7, giấy phép đã được cấp với thời hạn 7 ngày, kịp thời trong ngày giãn cách đầu tiên. Những ngày sắp tới, mình sẽ tiếp tục chuyển hàng đi, càng được nhiều chừng nào càng tốt" - chị Võ Trân Châu chia sẻ.

Sống với một tâm hồn giàu có

Theo dõi công tác đào tạo họa sĩ trẻ nhiều năm, họa sĩ Trần Thanh Cảnh ước chừng rất hiếm nghệ sĩ mới vào nghề có thể dành toàn bộ thời gian cho việc sáng tác bởi nhiều gánh nặng cơm áo và trách nhiệm. Vẽ tranh luôn là công việc được ưu tiên nhưng vẫn bị chi phối bởi nhiều thứ. 

Dịch bùng phát khiến cho các trại sáng tác bị hủy nhưng tình cờ lại là "cơ hội" để nghệ sĩ làm việc và nhìn lại những tác phẩm của mình. Mỗi ngày trôi qua, họa sĩ Trần Thanh Cảnh dành thời gian để suy nghĩ về các dự án sắp tới, và mùa dịch đã khiến anh thêm gắn bó với hội nhóm yoga, làm vườn, đọc sách…

Còn đối với họa sĩ Phạm Hà Hải, ngày mới của anh có thể bắt đầu bằng tranh vẽ nhưng cũng có thể bằng một đĩa nhạc, cuốn sách đã mua từ lâu mà chưa có dịp chạm đến. Họa sĩ Phạm Hà Hải nhìn nhận lâu nay con người vẫn luôn bị đời sống tiêu thụ thao túng, một khoảng nghỉ có thể giúp chúng ta tăng giá trị bản thân thay vì chạy theo công việc sản xuất thuần túy.

Nhà thơ Phan Hoàng chia sẻ: "Khi đất nước xảy ra những biến cố như thế này thì vai trò của khoa học và cách ứng xử có văn hóa trong cộng đồng hết sức quan trọng. 

Tôi nghĩ mỗi người phải tự nhìn lại mình, trong đó có các nhà văn, xem mình có mang lại điều gì hữu ích cho cuộc đời, có sáng tạo tác phẩm gì thực sự có giá trị chưa. Những hư danh chỉ là bèo dạt mây trôi, cái còn lại sau mỗi đời văn chính là tác phẩm giá trị".

Nhà thiết kế Việt Hùng: An toàn là trên hết

untitled-1 copy

Hùng chấp hành nghiêm túc việc giãn cách và mong muốn mọi người cùng chấp hành, để cho dịch bệnh được kiểm soát và đẩy lùi. Trong khoảng thời gian này, an toàn là trên hết; Hùng được nhìn lại mình, được chăm sóc bản thân, cứ nghĩ như vậy cho nhẹ lòng. Chuyện lớn coi như nhỏ, chuyện nhỏ coi như không. Hùng cũng có thời gian nhìn lại những tác phẩm, để từ đó sắp xếp lại bộ sưu tập của mình trọn vẹn hơn.

Hùng nghĩ, ngay bây giờ, mỗi người hãy vì Sài Gòn một chút. Sài Gòn đang mệt thì mình cho Sài Gòn nghỉ ngơi, cho Sài Gòn tẩm bổ và chăm sóc Sài Gòn một chút bởi Sài Gòn chấp nhận, đón nhận bao dung với tất cả chúng ta.

H.PHƯƠNG ghi

Khi ông chủ tịch hội sân khấu xin cơm - Ảnh 4.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Nghệ sĩ, người nổi tiếng hào hứng Nghệ sĩ, người nổi tiếng hào hứng 'trend' khoe ảnh quyên góp chống COVID-19

TTO - Trào lưu hot nhất năm nay chính thức thuộc về hàng trăm nghìn tấm ảnh chụp màn hình chuyển khoản quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19, đang tràn ngập mạng xã hội.

Xem thêm: mth.83984852290701202-moc-nix-uahk-nas-ioh-hcit-uhc-gno-ihk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi ông chủ tịch hội sân khấu xin cơm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools