Người dân Bùi Viện tự ý thức chống dịch
Trưa 10-7, trái với hình ảnh người dân hối hả trình giấy tờ thủ tục tại các chốt kiểm soát để kịp giờ làm vào buổi sáng, đường phố vắng lặng hẳn đi. Những tuyến đường nhiều lúc im hẳn tiếng còi xe và có thể nghe được tiếng chim hót, tiếng lá cây.
Tại khu vực phố Tây Bùi Viện, một con phố náo nhiệt bậc nhất thành phố hôm nay vắng vẻ lạ thường. Nhiều con hẻm trên tuyến đường này tuy không bị phong tỏa nhưng người dân vẫn tự dựng bảng thông báo "người lạ đừng vào hẻm".
Cô Chi, người dân tại một con hẻm trên tuyến đường này, cho biết: "Không ai yêu cầu chúng tôi phải như vậy cả nhưng bà con tự ý thức chấp hành. Mình không khó dễ gì nhưng thông báo cho người lạ, các anh chị giao hàng đến đầu hẻm gọi người ra nhận chứ không vào hẻm. Dịch bệnh phức tạp lỡ lây lan thì chính quyền lại khổ mà dân mình cũng khổ".
Ông Nguyễn Văn Phước, quận 7, vẫy tay chào phóng viên sau sợi dây giãn cách
Còn tại phường Tân Thuận Đông, quận 7 - địa phương đang thực hiện phong tỏa của thành phố người dân đều chấp hành nghiêm chỉnh. Ngồi phía trong sợi dây mà chính quyền căng ra, ông Nguyễn Văn Phước (75 tuổi) vẫy tay chào khi thấy chúng tôi chụp ảnh.
"Giãn cách thì mình chấp hành nghiêm chỉnh, hơi ngột ngạt chút nhưng không sao cả. Chỉ mười mấy ngày rồi đâu lại vào đó. Người dân tự giác, chính quyền đỡ vất vả", ông Phước nói.
Còn trên đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, ông Châu Văn Giỏi (70 tuổi) với chiếc chân giả vẫn đạp xe dọc các tuyến đường để cho cơm người khó khăn. Chúng tôi bắt gặp ông tại giao lộ Nguyễn Tất Thành - Hoàng Diệu khi ông đang cho cơm một thanh niên xung phong trực đèn giao thông và một người vá xe trên vỉa hè.
Qua trò chuyện, ông cho biết làm nghề bán bánh mì dạo, mỗi ngày bán xong ông ghé chùa lấy cơm từ thiện rồi chạy trên các tuyến đường để cho người khó khăn. Chúng tôi hỏi: "Bán bánh mì có đủ sống không và trời nắng sao ông bán xong không về nghỉ ngơi?".
Ông Châu Văn Giỏi (70 tuổi) dù mất một chân nhưng sau khi bán bánh mì dạo xong vẫn ghé chùa lấy cơm đi cho người khó khăn
Ông Giỏi cười xòa cho biết ông bán đủ tiền thuê trọ hằng tháng tại quận 7 chứ không tiêu xài gì nhiều. Nhiều lúc bán bánh mì thấy ai khó khăn ông cho luôn không lấy tiền, đợt này do dịch người khó khăn nhiều nên ông tranh thủ ghé chùa lấy cơm cho người khó khăn, vô gia cư.
Sau khi cho cơm một cụ bà bên đường, ông Giỏi chạy vào một con hẻm thông từ đường Hoàng Diệu ra đường Bến Vân Đồn để tiếp tục hành trình của mình.
Và rất nhiều những câu chuyện khác trên đường phố, người Sài Gòn đã tự ý thức để cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh. Sợi dây giãn cách nhưng không khiến người dân giãn lòng, thành phố có chậm đi một vài nhịp nhưng rồi sẽ nhanh chóng hồi phục, lành lặn trở lại.
Một nhà dân trên đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình tự giăng dây để phòng dịch
Marketing mùa dịch đầy sáng tạo
Người dân đứng giãn cách khi đợi mua hàng tại đường Pasteur, quận 1
Hài hước khi biển báo ngập sâu được trưng dụng để làm rào hạn chế đi lại giữa ngày trời nắng
Dòng chữ viết tay ấm lòng tại đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7
Người dân tự "làm rào" chống dịch
Một con hẻm tại đường Nguyễn Công Trứ, quận 1 thông báo về việc chống dịch
Mỗi người một ô, giãn cách 2 mét nghiêm túc
Đường Bùi Thị Xuân, quận 1 vắng vẻ trưa 10-7
Đồ họa: NGỌC THÀNH
TTO - Sáng 10-7, dù là ngày cuối tuần nhưng lượng người dân đi lại vẫn khá đông, tại các chốt liên quận cơ quan chức năng kiểm soát khá kỹ việc ra vào, đặc biệt là khu vực các chốt ra vào quận Gò Vấp, Phú Nhuận.
Xem thêm: mth.23724332101701202-gnouht-ed-taht-yaht-hcid-gnohc-hnim-nog-ias/nv.ertiout