- Thay đổi chiến lược cách ly và xét nghiệm ở ổ dịch “nóng” TP Hồ Chí Minh
- Thừa Thiên Huế đón 20 công dân đang cách ly tại tỉnh Quảng Trị về địa phương
- Trà Vinh thiết lập thêm vùng cách ly y tế, giãn cách xã hội
- Hà Nội cách ly tại nhà 7 ngày đối với người đến từ TP Hồ Chí Minh và các vùng dịch
Theo Sở Y tế Cà Mau, trong số các ca nhiễm trong cộng đồng có 13 ca nhiễm của 2 chùm ca bệnh. Trong đó, chùm ca bệnh thứ nhất ở ấp Đầu Nai (xã Tân Phú, huyện Thới Bình) liên quan ông Th. là người làm nghề giao nước đá cho các vựa cá tại chợ đầu mối Bình Điền, TP Hồ Chí Minh (BN22.348).
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh Cà Mau họp triển khai các phương án chống dịch trên địa bàn. |
Chùm ca bệnh này có 16 F1, 122 F2. Chùm ca bệnh thứ 2 ở ấp Tân Hiệp (xã An Xuyên, TP Cà Mau) liên quan ông Tr. (BN23.659) là người đi xe về cùng bệnh nhân BN22.348. Chùm ca bệnh này có 37 F1, 115 F2. Đáng nói, có 2 F2 của chùm ca bệnh tại xã An Xuyên chuyển thành F0.
Ông Lê Tuấn Hải, Chủ tịch UBND TP Cà Mau cho biết, cơ quan chức năng đã tiến hành phong tỏa khu vực bán kính 500m nơi xuất hiện chùm ca bệnh ở xã An Xuyên. Ngoài ra, cũng đã tiến hành khoanh vùng quản lý thứ hai với bán kính thêm 500m tiếp theo để chủ động ứng phó.
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau - Nguyễn Tiến Hải yêu cầu các ngành, các cấp tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn. |
Trước dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông Lê Tuấn Hải đề xuất, cần thực hiện xét nghiệm tất cả F2 liên quan chùm ca bệnh này. Ngoài ra, đề xuất hỗ trợ thêm nhân lực của ngành y tế để đảm bảo xét nghiệm, truy vết nhanh, chống dịch hiệu quả.
Đại tá Phạm Thành Sỹ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau đánh giá, việc thực hiện cách ly tại nhà cần phải chặt chẽ hơn. Vấn đề đặt ra là F1 cách ly tại nhà không được đi đâu, nhưng người nhà thì lại nhiều nơi, rồi lây bệnh cho người khác. Thực tế, đã có 2 F2 chuyển thành F0 theo hướng như vậy.
Cà Mau tăng cường kiểm soát người ra, vào tỉnh. |
Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo, trang thiết bị y tế phải chủ động, chuẩn bị trước, không để thiếu; phải chủ động tính toán trước để đảm bảo xét nghiệm truy vết. Đồng thời các huyện phải chủ động phương án, cần thiết thì thành lập các khu cach ly dã chiến.
Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau chỉ rõ: “Tất cả các cán bộ từ xã đến tỉnh, phải xác định nguy cơ dịch bệnh của tỉnh là cực kỳ lớn, từ đó làm trên tinh thần nghiêm túc, quyết liệt nhất. Ngành Y tế, tập trung làm tốt chuyên môn, với các chốt chặn vào tỉnh thì phải kiểm tra chuyên môn nhanh nhưng phải chính xác về từ đâu. Chủ động phương án tét nhanh hỗ trợ người từ xa về. Các chốt thạm phải có hướng dẫn cài đặt và khai báo bằng Bluezone”.
Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, đối với F1 cách ly tập trung theo Bộ Y tế. Tuy nhiên, đối với những người về từ TP Hồ Chí Minh mà có thời gian lưu trú nhất định ở TP Hồ Chí Minh thì phải cách ly tập trung. Đối với những người đã về từ TP Hồ Chí Minh từ ngày 20/6 thì cách ly tại gia đình và cách ly cả gia đình đó.
"Đối với hộ có người cách ly tại gia đình, chính quyền địa phương tiến hành làm 1 tấm bảng “Hộ cách ly y tế” để người dân cùng biết để theo dõi. Vấn đề này không phải để mọi người kỳ thị mà là để cùng theo dõi, giám sát và hỗ trợ hộ gia đình đó", ông Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo.
Ông Nguyễn Tiến Hải cũng yêu cầu Công an tỉnh phải là nòng cốt ở địa phương, nắm chặt đối tượng đến địa bàn. Đảm bảo an toàn giao thông, nhất là trật tự giao thông tại các điểm chốt chặn vào tỉnh. Xử lý nhanh, nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh.
Xem thêm: /924946-gnouhp-aid-ev-hniM-ihC-oH-PT-o-urt-uul-oc-iougn-gnuhn-ac-tat-yl-hcac-uaM-aC/et-y/nv.moc.dnac