Thanh toán không tiền mặt được lựa chọn bởi sự tiện lợi và an toàn trong mùa dịch. Ảnh: Quang Định
Chợ đóng, các tiệm tạp hóa giá tăng, siêu thị thì ngại, vì ra đường lúc này… Anh H., một cư dân quận 7, vì cho vợ con về quê "tránh dịch", nên phải "đích thân đi chợ. Nhưng đi mấy vòng để mua thịt, trứng… thì các chỗ bán gần nhà đều lắc đầu: hết hàng.
Được một đồng nghiệp gợi ý: "đi chợ online đi", vậy là anh H. lên mạng, tìm cửa hàng thịt bò.
Chỉ mới hôm trước, shop thịt bò còn khuyến mãi, tặng phí ship… nay đành "anh lên GrabMart đặt nhé, vì bọn em chỉ giao trong quận 8, ra đường không có giấy thông hành".
Vậy là, anh H, lên chợ của Grab trên app - ứng dụng. Chọn tên cửa hàng, đặt mua ba món, giá 275.000 đồng làm vài thủ tục xác thực, xong đơn hàng.
Chưa quen xài thẻ, hay ví điện tử, nên anh chọn mục thanh toán tiền mặt. Vừa bấm hoàn tất đơn hàng, lập tức có tài xế "nổ app" ngay. Nhưng chỉ 30 giây sau: đã có tin nhắn: Xin lỗi. Em không đủ tiền mặt. Nhờ anh hủy chuyến!
Đành vậy! Hủy cuốc để đặt lại thêm một lần nữa, và lại 30 giây sau có tin nhắn từ tài xế: Em nhờ anh bấm hủy dùm, em không mang đủ tiền mặt.
Đến lần thứ 3, cũng chỉ 30 giây, vì thao tác chỉ trên một vài nút bấm của màn hình điện thoại, rất nhanh, gặp được "quý nhân", không thấy nhắn lại tức là nhận lời và chỉ chờ đợi 25 phút sau, anh shipper từ quận 8 chạy đến quận 7. Tiền trao, thịt nhận, thật nhanh chóng và tiện lợi.
Đi chợ online đã trở nên một nhu cầu hết sức thiết yếu của người dân TP.HCM, đặc biệt trong bối cảnh giãn cách xã hội, thực hiện chỉ thị 16 để phòng ngừa dịch COVID-19 như lúc này.
Thanh toán không dùng tiền mặt, vì thế, cũng đang được ưa chuộng, vì không chỉ nhanh, tiện lợi, mà còn tránh chuyện tiếp xúc trực tiếp qua tiền vốn có thể dẫn đến rủi ro lây nhiễm COVID-19 trong tình hình hiện tại.
Năm nay, Chương trình Ngày không tiền mặt của Báo Tuổi Trẻ, phát động vào thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, và vì thế đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ các đối tác ngân hàng, công ty ví điện tử, các đơn vị nhà nước, chợ, cửa hàng bán lẻ, siêu thị...
khách hàng thanh toán bằng thẻ tại siêu thị Co.opmart - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Thanh toán online, dù vậy, với một số người, hẵn sẽ vẫn còn có chút "bỡ ngỡ", hay vướng mắc, như trường hợp của anh H. ở trên, vì chưa biết nhiều đến các dịch vụ, nên đã gặp cảnh bị "từ chối" 2 lần vì shipper không mang đủ tiền mặt.
Đó là lý do Chương trình Ngày không tiền mặt ra đời chuyên mục Hỏi đáp Ngày không tiền mặt. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về thanh toán không tiền mặt, hay về ba cuộc thi Rap cùng Zona, Đoán đúng - trúng quà, và Càng biết càng vui, xin hãy đặt câu hỏi và gửi về email: ngaykhongtienmat@tuoitre.com.vn, tiêu đề ghi rõ: Hỏi đáp thanh toán không tiền mặt.
Ban tổ chức sẽ dành 300 quà tặng, một phần là một voucher trị giá 50.000 đồng từ nhà tài trợ Grab để sử dụng trên GrabMart và GrabFood cho hình thức thanh toán không tiền mặt.
NGÀY KHÔNG TIỀN MẶT (Cashless Day) 16-06 là chương trình bao gồm chuỗi sự kiện được tổ chức nhằm thúc đẩy tiến trình không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế để hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt ở Việt Nam.
Chương trình do báo Tuổi Trẻ tổ chức dưới sự chỉ đạo nội dung của Ngân hàng Nhà nước và có sự đồng hành của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
*Hiện tại và sắp tới, HDBank đang có những dịch vụ, công nghệ nào để phát triển thanh toán không tiền mặt cho người dân?". Đây là câu hỏi mà Tuổi Trẻ Online nhận được trong chương trình Ngày không tiền mặt 2021.
Xem thêm: mth.53374439101701202-1202-tam-neit-gnohk-yagn-iov-auq-nahn-av-ioh-uac-tad-gnuc/nv.ertiout