vĐồng tin tức tài chính 365

Bác sĩ Ấn Độ đưa ra 'Kế hoạch 6 điểm' tăng miễn dịch chống COVID-19

2021-07-12 17:21

Mới đây, Bác sĩ Vishakha Shivdasani ở Ấn Độ đã xuất bản một quyển sách với tựa đề "Covid và Post Covid Recovery" (tạm dịch: COVID và phục hồi sau khi nhiễm COVID), tờ South China Morning Post đưa tin.

Cuốn sách do nhà phát hành sách Harper Collins xuất bản đã nêu chi tiết kế hoạch sáu điểm để chống lại COVID-19 và xây dựng khả năng miễn dịch, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục, thiền định và áp dụng các kỹ thuật thở mới.

Ngoài ra, trong quyển sách, BS Shivdasani cũng đưa ra lời khuyên cho những độc giả lo ngại về việc mắc phải một trong những biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.

Bác sĩ Ấn Độ đưa ra 'Kế hoạch 6 điểm' tăng miễn dịch chống COVID-19 - ảnh 1
Bác sĩ Vishakha Shivdasani. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Theo nữ BS, mọi người có thể "tận dụng đại dịch để tăng cường khả năng miễn dịch và xây dựng sức khỏe tốt".

"Chúng ta không thể kiểm soát virus nhưng hoàn toàn có thể cải thiện sức khỏe của mình bằng các công cụ chúng ta có" - BS Shivdasani viết.

Kế hoạch 6 điểm

1. Chọn thực phẩm

Bác sĩ đề xuất các bệnh nhân nên bắt đầu ngày mới với protein, tránh xa carbohydrate.

Bác sĩ Ấn Độ đưa ra 'Kế hoạch 6 điểm' tăng miễn dịch chống COVID-19 - ảnh 2
Các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. Ảnh: NATIONAL SPORTLINKS

Cụ thể, BS Shivdasani khuyên bệnh nhân không nên sợ chất béo vì chế độ ăn nhiều chất béo có thể hạn chế việc ăn quá nhiều. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh tránh chất béo xấu như dầu hạt; ăn nhiều chất béo tốt (dầu ô liu nguyên chất, dầu mù tạt, dầu bơ, dầu dừa).

Quan trọng nhất, các bệnh nhân phải nghiêm khắc loại bỏ đường - loại thực phẩm dễ gây viêm nhất và ức chế miễn dịch, ra khỏi khẩu phần ăn, cũng như không tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn bên ngoài.

2. Bảo vệ sức khỏe đường ruột

Các bệnh nhân được khuyến khích đảm bảo đường ruột khỏe mạnh bằng cách bổ sung cho cơ thể các vi khuẩn có lợi. Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung chất xơ (tỏi, quả mọng, hành tây và táo) và men vi sinh (sữa chua, dưa chua, kefir, dưa cải bắp và kim chi) vì các chất này sẽ đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các lợi khuẩn phát triển.

Cuối cùng, bác sĩ này khuyến khích bệnh nhân lấp đầy đĩa ăn bằng nhiều loại rau và trái cây có màu sắc khác nhau.

3. Ngủ đúng giờ

Người bệnh được khuyến khích đi ngủ vào cùng một giờ vào mỗi buổi tối và thức dậy vào cùng một giờ vào mỗi buổi sáng. Ngủ từ 6-7 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể có sức khỏe tốt và duy trì khả năng miễn dịch.

4. Vận động

Theo BS Shivdasani, tập thể dục làm giảm viêm nhiễm và cải thiện khả năng miễn dịch. Chính vì thế, người bệnh cần ra ngoài để hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

5. Hạn chế lo lắng

Căng thẳng giải phóng các cytokine gây viêm. Điều này buộc hệ thống miễn dịch phải tăng cường làm việc. Các kỹ thuật thiền và thở sâu có thể giúp giảm nhịp tim, huyết áp và viêm nhiễm.

Đồng thời, các kỹ thuật nói trên còn giúp kích hoạt quá trình giải phóng hormone serotonin (giúp điều hoà tâm trạng) và dopamine (tạo ra cảm giác hưng phấn, thích thú, tăng cảm hứng sống).

6. Thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể

BS Shivdasani khuyến khích bệnh nhân thúc đẩy quá trình chữa lành bằng cách bổ sung Vitamin D.

"Vitamin ánh nắng mặt trời" là một chất chống oxy hóa, chống viêm và có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Sự thiếu hụt vitamin này dẫn đến việc giảm chức năng của phổi. Ngoài ra, vitamin C có thể giúp giảm CRP (protein phản ứng C) - chỉ dấu quan trọng cho việc nhiễm SARS-CoV-2.

Bên cạnh đó, một số chất khác cũng thúc đẩy quá trình tự hồi phục. Magie, "thuốc an thần tự nhiên", có thể đảm bảo giấc ngủ ngon, giảm viêm và lo lắng, đồng thời làm chậm nhịp tim đập nhanh.

Trong khi đó, kẽm rất cần thiết cho việc sản xuất tế bào T, tế bào bạch cầu cần thiết cho hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, theo khuyến nghị của BS Shivdasani, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng những chất bổ sung này.

Một số giải pháp khác

Theo BS Shivdasani, đậu lăng nảy mầm ngoài việc cung cấp nguồn protein dồi dào còn chứa kẽm - chất giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.

Trong khi đó, việc bổ sung thức uống làm từ nghệ, hạt tiêu đen, húng quế và gừng đun sôi trong nước cũng là một cách tốt để bắt đầu ngày mới và loại bỏ chứng viêm.

Hơn nữa, việc kích thích dây thần kinh phế vị - dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, có thể làm giảm huyết áp, ổn định nhịp tim và giảm viêm. Để kích thích dây thần kinh nói trên, BS  Shivdasani khuyến khích bệnh nhân thở bằng bụng, súc miệng, hát, tắm hoặc rửa mặt bằng nước lạnh.


Xem thêm: lmth.409999-91divoc-gnohc-hcid-neim-gnat-meid-6-hcaoh-ek-ar-aud-od-na-is-cab/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bác sĩ Ấn Độ đưa ra 'Kế hoạch 6 điểm' tăng miễn dịch chống COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools