Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho nhân viên bán lẻ và sản xuất hàng hóa thiết yếu
Làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ 4 đang diễn biến hết sức phức tạp. Số ca nhiễm mới tăng mạnh mỗi ngày tại TPHCM và nhiều tỉnh/thành khác trên các nước. Các đơn vị sản xuất thực phẩm thiết yếu, bán lẻ đang phải nỗ lực hết mình nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng hóa của người dân.
Trước những diễn biến mới của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này “khẩn thiết” kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công thương xem xét ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho cán bộ nhân viên (CBNV).
Đầu tháng 6-2021, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce (VCM) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Masan - đã gửi văn bản đề xuất được Bộ Y tế và Bộ Công Thương tạo điều kiện, phối hợp với các cơ quan chức năng để hơn 22.000 cán bộ nhân viên của VinCommerce được nhanh chóng tiêm vaccine phòng dịch Covid-19.
VinMart cung cấp hàng hóa tươi ngon, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch. |
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng giám đốc VinCommerce chia sẻ: “Hệ thống bán lẻ của VCM gôm 112 siêu thị Vinmart và 2.500 cửa hàng Vinmart+ tại 59 tỉnh và thành phố trên cả nước với 22.206 nhân viên. Hàng ngày, đội ngũ này phải tiếp xúc với hàng triệu lượt khách hàng, mặc dù đang tuân thủ nghiêm các quy định về 5K của Bộ Y tế, song nguy cơ bị lây nhiễm, phơi nhiễm dịch Covid-19 rất cao. Tính đến nay, mới chỉ có hơn 6.500 nhân viên được tiêm vaccine phòng Covid-19. Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương xem xét việc ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho đội ngũ nhân viên còn lại. Điều này sẽ góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng, không gian mua sắm an toàn, hỗ trợ chúng tôi phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.”
Tập đoàn Masan với gần 40.000 CBNV (bao gồm hơn 22.000 nhân viên của VCM) là đơn vị sản xuất và phân phối các mặt hàng thiết yếu cần thiết cho giai đoạn này, đặt biệt là mì ăn liền, miến, phở, thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt. Nhằm đảm bảo tâm lý thị trường, an sinh xã hội cho giai đoạn chống dịch này, Masan mong muốn được Chính phủ và Bộ Y tế quan tâm ưu tiên về vaccine.
Thực hiện giãn cách khi ăn trưa tại một nhà máy của Masan. |
TPHCM, tâm dịch lớn nhất của cả nước đang quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp để khống chế sự lây lan của COVID-19. Trong đó có, thực hiện giãn cách toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ thị 16 của Chính phủ từ 0 giờ ngày 9-7, đóng cửa các chợ đầu mối lớn, và các chợ tạm do không đảm bảo phòng dịch an toàn.
Những ngày qua, ghi nhận tình trạng người dân TPHCM đổ xô đi mua sắm tại các hệ thống siêu thị. Điều này cho thấy, người lao động tại các đơn vị sản xuất, bán lẻ đóng vai trò quan trọng đối với việc cung ứng hàng hóa thiết yếu đến người dân trong mùa dịch.
Các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ hàng hoá nhu yếu phẩm đứng đầu cả nước, đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ và Bộ Công Thương giao phó, bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ tiêu dùng của người dân. Theo Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 8-7 về Kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022, nhóm nhân viên ngành bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng nhu yếu phẩm chưa được đề cập đến trong đối tượng tiêm vaccine. Tập đoàn Masan kiến nghị Bộ Y tế bổ sung nhân viên bán lẻ và sản xuất nhu yếu phẩm vào đối tượng tiêm chủng, đồng thời mong muốn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các tỉnh, thành cho nhóm đối tượng này, cũng là góp phần đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng.
Khách mua hàng rửa tay sát khuẩn trước khi vào siêu thị. |
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Đỗ Thắng Hải đã ký công văn số 3150 gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xem xét chỉ đạo Bộ Y tế và các cơ quan liên quan chính thức bổ sung nhóm đối tượng là người lao động tại các hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá thiết yếu (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…) và tại các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu vào danh sách nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng dịch Covid-19.
Theo Bộ Công Thương, việc bổ sung đối tượng này nhằm bảo vệ đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao do hàng ngày phải tiếp xúc với hàng triệu lượt khách hàng và bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân trong mọi cấp độ dịch bệnh.
Từ những ngày đầu chống dịch đến nay, Tập đoàn Masan đã và đang đóng góp gần 200 tỉ đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 như: ủng hộ 60 tỉ đồng vào Quỹ vaccine phòng Covid-19, tài trợ nhiều máy thở ECMO và hơn 100.000 bộ kit test PCR. Song song đó, Masan cũng đã đóng góp hàng triệu sản phẩm thiết yếu như thực phẩm và nước uống dinh dưỡng để hỗ trợ các chốt biên phòng tại biên giới, bệnh viện và các địa phương nằm trong tâm dịch. Đây là sự hỗ trợ vô cùng thiết thực trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Đây là sự hỗ trợ vô cùng thiết thực của Masan trong bối cảnh TPHCM đang nỗ lực kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Máy trao đổi Oxy ngoài cơ thể - ECMO |