vĐồng tin tức tài chính 365

Đức không ép, muốn dân tin và tự nguyện tiêm vắc xin

2021-07-14 03:49
Đức không ép, muốn dân tin và tự nguyện tiêm vắc xin - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Angela Merkel - Ảnh: AFP

"Chúng tôi không có ý định đi theo con đường của Pháp và các nước khác", bà Merkel phát biểu trong chuyến thăm Viện Robert Koch về y tế cộng đồng (RKI). Theo thủ tướng Đức, nước này đang dư vắc xin và vẫn đang trong "giai đoạn đầu của việc khuyến khích tiêm chủng".

"Đức đang có nhiều vắc xin hơn số người muốn đi tiêm", bà Merkel lưu ý trong bối cảnh một số ý kiến trong nước kêu gọi bắt buộc tiêm vắc xin cho một số nhóm dân cư. Động thái của Berlin có phần đi ngược lại những gì đang diễn ra ở những nước xung quanh.

Hôm 12-7, Pháp trở thành quốc gia châu Âu mới nhất áp dụng chính sách bắt buộc tiêm vắc xin, bắt đầu với nhóm nhân viên y tế. Chính quyền Paris đã sử dụng biện pháp cứng rắn khi tuyên bố sẽ đuổi việc hoặc không trả lương các nhân viên y tế không tiêm vắc xin trước ngày 15-9.

Trước Pháp, Hy Lạp cũng đã yêu cầu tiêm vắc xin bắt buộc với nhân viên y tế và điều dưỡng tại gia. Ý, một quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu, thậm chí còn đi sớm hơn khi đưa ra yêu cầu trên từ cuối tháng 3-2021, theo Hãng tin Reuters.

Chiến dịch tiêm chủng của Đức khởi đầu khá chậm chạp nhưng nhanh chóng tăng tốc trong vài tháng gần đây. Tính đến ngày 13-7, đã có 42,6% người lớn ở Đức được tiêm đầy đủ 2 liều, theo Hãng thông tấn AFP.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Delta dễ lây nhiễm và việc các nước khác áp lệnh bắt buộc tiêm vắc xin đã khiến một số nhà khoa học ở Đức sốt ruột. Theo tính toán của RKI, cần ít nhất 85% dân số Đức được tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin để tạo thành miễn dịch cộng đồng.

Ông Wolfram Henn, một chuyên gia về di truyền học tại Đại học Saarland và là thành viên của Hội đồng Đạo đức quốc gia Đức, ngày 13-7 đã kêu gọi việc tiêm vắc xin bắt buộc đối với giáo viên.

Ông lập luận giáo viên là một nghề nhạy cảm, tiếp xúc với nhiều người nên không chỉ phải chịu trách nhiệm cho sức khỏe của học sinh mà còn cả gia đình của các em.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Merkel đã bác bỏ những lời kêu gọi và nhấn mạnh điều quan trọng là người dân phải có niềm tin vào vắc xin.

"Tôi tin chúng ta có thể đạt được sự tin tưởng của người dân bằng chiến dịch quảng bá vắc xin và để mỗi người dân, những người đã được tiêm vắc xin, trở thành đại sứ quảng bá cho chiến dịch tiêm chủng bằng chính trải nghiệm của họ", AFP trích lời bà Merkel lập luận.

Bản thân thủ tướng Đức đã tiên phong bảo chứng cho xu hướng kết hợp vắc xin tại Đức. Theo Chính phủ Đức, bà Merkel đã tiêm liều 1 là vắc xin AstraZeneca và liều 2 là vắc xin Moderna trong bối cảnh nhiều người lo ngại sự kết hợp này ẩn chứa các rủi ro sức khỏe.

Đức viện trợ vắc xin cho nước nghèoĐức viện trợ vắc xin cho nước nghèo

TTO - Trong một thông cáo ngày 7-7, Chính phủ Đức quyết định tặng toàn bộ số liều vắc xin Hãng AstraZeneca còn lại cho các nước ít phát triển hơn vào tháng 8 năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp ở nhiều nước.

Xem thêm: mth.97441351231701202-nix-cav-meit-neyugn-ut-av-nit-nad-noum-pe-gnohk-cud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đức không ép, muốn dân tin và tự nguyện tiêm vắc xin”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools