vĐồng tin tức tài chính 365

Tranh cãi quy chế đào tạo tiến sĩ

2021-07-15 10:29
Tranh cãi quy chế đào tạo tiến sĩ - Ảnh 1.

Nghiên cứu viên làm việc trong phòng thí nghiệm tại một trường đại học ở TP.HCM - Ảnh: Trần Huỳnh

Theo quy chế mới, các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục WoS/Scopus vẫn là yêu cầu để minh chứng cho kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh. 

Tuy nhiên, quy chế mới bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo khung tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư nhà nước...

Kẽ hở cho "tiến sĩ dỏm"

GS.TSKH Ngô Việt Trung, nguyên viện trưởng Viện Toán học VN, nêu ý kiến: "Quy chế đào tạo tiến sĩ mới hủy bỏ hoàn toàn yêu cầu công bố quốc tế của quy chế cũ. Thậm chí, luận án chỉ cần có ba công bố trên các tạp chí trong nước loại trung bình là được bảo vệ. 

Phần lớn các tạp chí trong nước loại trung bình được xuất bản bởi các trường đại học, quy trình duyệt bài lỏng lẻo, thậm chí còn tùy tiện. Tôi đã từng thấy có tác giả có đến năm bài đăng trong cùng một số báo. Chẳng có mấy người đọc các tạp chí loại này. 

Qua đó có thể thấy chất lượng các tạp chí này thấp như thế nào. Nguy hiểm hơn, nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn có thể dễ dàng tác động vào quá trình xét duyệt đăng bài, tạo kẽ hở cho việc ra đời các tiến sĩ dỏm".

Theo ông Ngô Việt Trung, yêu cầu luận án tiến sĩ có công bố quốc tế là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để có tiến sĩ thật. Do đó, Bộ GD-ĐT nên giữ yêu cầu công bố quốc tế trong khoa học xã hội và nhân văn nhưng có thể ở mức thấp hơn. Đối với một số ngành chưa thể có công bố quốc tế thì có thể chấp nhận luận án không có công bố quốc tế.

Tương tự, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng quy chế mới bỏ yêu cầu công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh, thầy hướng dẫn và thành viên Hội đồng chấm luận án. Ông Đức đánh giá đây là một bước lùi so với quy chế năm 2017, trong bối cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam đang phấn đấu để hội nhập quốc tế.

Ông Đức nhấn mạnh: "Các nghiên cứu sinh tối thiểu phải có công bố quốc tế. Ngoài các công bố trong nước, phải có thêm bài kỷ yếu hội thảo quốc tế hoặc bài đăng trên tạp chí quốc tế bằng tiếng nước ngoài (chưa yêu cầu phải ISI/Scopus) như quy chế năm 2017 để tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam. Hơn nữa, công bố quốc tế còn là chỉ số quan trọng làm tăng xếp hạng các trường đại học Việt Nam".

Cũng theo ông Nguyễn Đình Đức, trong bối cảnh đại học Việt Nam như hiện nay, tiến sĩ tốt nghiệp ở trường tốp đầu hay tốp sau đều như nhau, chưa có sự phân biệt rõ ràng. Nếu hạ chuẩn sẽ dẫn đến hiện tượng người học ngại chỗ khó, chọn chỗ dễ làm tiến sĩ. 

Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần thống nhất chuẩn đầu ra, mà tiêu chí khách quan nhất chính là nghiên cứu sinh, bên cạnh những công bố trong nước, nhất định phải có công bố quốc tế".

"Phù hợp thực tiễn"

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) đánh giá Bộ GD-ĐT công bố quy chế đào tạo tiến sĩ mới là bám sát hơn với thực tiễn Việt Nam. 

"Thiết nghĩ, quy định về chuẩn tạp chí trong nước được xem xét từ 0.7 trở lên là rất quan trọng, đồng thời quy chế mới vẫn tiếp tục khuyến khích công bố quốc tế trên các tạp chí uy tín (ISI/Scopus) là phù hợp. Nên chăng cần cụ thể hơn nữa mức điểm quy định tối thiểu công bố khoa học. Theo đó, nghiên cứu sinh có quyền lựa chọn công bố khoa học trong nước hay quốc tế, miễn là họ đảm bảo mức điểm tối thiểu nói trên".

Cũng theo ông Thơ, đi kèm với các quy định này cần có cơ chế và chính sách tăng cường chú trọng chất lượng trong suốt quá trình đào tạo. Bằng cách này, giáo sư hướng dẫn và hội đồng khoa học của đơn vị đào tạo hoàn toàn có thể đánh giá chất lượng nghiên cứu sinh, tránh hiện tượng thuê mướn trong khoa học. 

Về lâu dài, Bộ GD-ĐT cũng cần có một lộ trình đầy đủ về chiến lược nâng cao chất lượng và uy tín các tạp chí khoa học trong nước cũng như chuẩn công bố khoa học của nghiên cứu sinh.

Tương tự, theo PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn - giám đốc Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), chuẩn đầu ra của quy chế năm 2017 phù hợp với nghiên cứu sinh của ngành khoa học tự nhiên và công nghệ hơn. 

Còn đối với các nghiên cứu sinh của ngành khoa học xã hội tại Việt Nam vào thời điểm này, chuẩn của quy chế năm 2017 là "cao và khó, ngay cả khi so sánh với nghiên cứu sinh ở các nước tiên tiến".

Tuy nhiên, trong bối cảnh giáo dục Việt Nam cần hội nhập quốc tế, việc quay trở về với trạng thái không yêu cầu nghiên cứu sinh có bài báo quốc tế thì không hay. 

Do đó, ông Cổn đề xuất chuẩn mới cho nghiên cứu sinh ngành khoa học xã hội tại Việt Nam như sau: Nghiên cứu sinh cần có một bài tạp chí quốc tế thuộc danh mục tạp chí SCOPUS/ISI; hoặc hai bài tạp chí, trong đó có ít nhất một bài tạp chí (hoặc chương sách, kỷ yếu hội thảo quốc tế) có chỉ số xuất bản và thuộc 500 trường ĐH hay viện nghiên cứu của thế giới...

Nên dùng khái niệm tạp chí đạt chất lượng quốc tế

Theo PGS.TS Nguyễn Tuyết Phương (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM), khái niệm tạp chí quốc tế không còn phù hợp nên cần dùng khái niệm khác để lột tả được là tạp chí đạt chất lượng quốc tế, được công nhận, hoặc các ngành đào tạo hằng năm cập nhật danh mục tạp chí uy tín mà ngành chấp nhận. Mỗi ngành có thể có danh mục tạp chí uy tín phù hợp cho ngành mình.

"Làm nghiên cứu sinh là giai đoạn được hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học. Trong đó viết và công bố khoa học rất quan trọng, nên nếu làm đúng bản chất sẽ không có chuyện tiêu cực như thuê viết báo, chạy theo báo kém chất lượng... Nên cần đưa ra cách để kiểm tra, hạn chế, siết chặt điều này sẽ logic hơn là hạ tiêu chuẩn quay về cũ. Việc đòi hỏi có công bố tiêu chuẩn quốc tế cũng góp phần nâng cao số công bố quốc tế của VN những năm qua" - bà Phương nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT):

Ấn phẩm khoa học trong nước cần được nhìn nhận công bằng hơn

thu thuy

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Ảnh: NAM TRẦN

Quy chế khung đào tạo tiến sĩ lần này bao gồm các quy định, các mức cơ bản để đảm bảo chất lượng đào tạo tối thiểu của một tiến sĩ. Quy chế tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học theo Luật giáo dục đại học với tinh thần giao nhiều quyền (kèm theo cả trách nhiệm giải trình) về đào tạo hơn cho cơ sở giáo dục đại học.

Với vai trò quản lý nhà nước, quy chế quy định các tiêu chuẩn tiêu chí căn bản, tối thiểu, đã tính đến sự đa dạng phong phú của các ngành nghề, lĩnh vực đào tạo. Trên cơ sở này, cơ sở giáo dục căn cứ vào mục tiêu, năng lực đào tạo đưa ra những quy định, yêu cầu bằng hoặc cao hơn cho việc đào tạo tiến sĩ của mình, đồng thời công bố công khai minh bạch để cơ quan quản lý, xã hội và người học biết và giám sát, thực hiện.

Trong những yêu cầu được nêu tại quy chế mới, hiện được quan tâm nhất là yêu cầu liên quan đến công trình, sản phẩm khoa học của nghiên cứu sinh. Đây là một trong những minh chứng, chỉ số để đánh giá chất lượng học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong quá trình đạt tới học vị tiến sĩ. Việc mặc định cứ bài đăng báo quốc tế là tốt, chất lượng bài đăng tạp chí trong nước là thấp là một định kiến cần được nhìn nhận lại.

Quy chế năm 2017 có quy định công nhận các báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện, chưa xem xét cụ thể mức độ uy tín của hội nghị hay hội thảo. Quy chế 18 đã quy định cụ thể hơn về những ấn phẩm được Hội đồng Giáo sư nhà nước đánh giá, và các hội nghị khoa học cũng phải thuộc danh mục WoS/Scopus.

So với thời điểm 2017, hiện các tạp chí, ấn phẩm trong nước đã có nhiều đầu tư về nguồn lực và chuyên môn, đã có sự thay đổi nhiều về chất. Không chỉ là diễn đàn khoa học, đây còn là nơi công bố các nghiên cứu, tư vấn chính sách... có ý nghĩa thực tiễn với Việt Nam, được thành lập và hoạt động dưới sự cho phép và quản lý của các cơ quan chức năng. Trên thực tiễn, chất lượng của nhiều tạp chí ngày càng gia tăng, dần hướng tới các chuẩn quốc tế.

Những đóng góp của hệ thống ấn bản phẩm khoa học trong nước hoàn toàn xứng đáng được nhìn nhận đánh giá khách quan và công bằng hơn.

Tăng cường liêm chính trong đào tạo tiến sĩ: Học thật, nghiên cứu thậtTăng cường liêm chính trong đào tạo tiến sĩ: Học thật, nghiên cứu thật

TTO - Quy định mới về đào tạo tiến sĩ sẽ siết chặt các tiêu chí để bảo đảm liêm chính học thuật, học thật, nghiên cứu thật và nhấn mạnh vào vai trò tự chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.

Xem thêm: mth.65571301241701202-is-neit-oat-oad-ehc-yuq-iac-hnart/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tranh cãi quy chế đào tạo tiến sĩ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools