vĐồng tin tức tài chính 365

Sung túc và cùng khổ giữa đại dịch

2021-07-15 17:42

Sung túc và cùng khổ giữa đại dịch

Danh Đức

(KTSG Online) - Trong bối cảnh mức độ lây nhiễm virus của dịch Covid-19 tại TPHCM vẫn còn nghiêm trọng, xét trên yếu tố dịch tễ là bắt buộc phải có những hạn chế và tự hạn chế, chia sẻ khó khăn cũng như chấp hành nghiêm các chỉ thị mà chính quyền đưa ra.

Điều nói trên có lẽ ai cũng hiểu, và đúng hơn là buộc phải hiểu thật rõ.

Tuy nhiên, bên cạnh yêu cầu bắt buộc đó, thiết tưởng cũng cần nhìn thấy thực tế mà xã hội nào cũng có. Đó là luôn có những khoảng cách giữa các nhóm xã hội - nghề nghiệp (mà xã hội học đo bằng chỉ số Gini). Để tiện hình dung khoảng cách vừa nêu, xin tạm ví dụ quận 7 mà trên bản đồ Covid của thành phố thì đang là một quận trong nhóm ít nguy cơ hơn so với nhiều quận huyện khác.

Thường thì nói tới quận 7 người ta nghĩ ngay đây là một quận giàu. Thế nhưng, nếu có những khu giàu thiệt giàu, nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường, tạm gọi là “quận 7 A”; khu trung lưu - giàu vừa vừa, tạm gọi là “quận 7 B” như phường Tân Hưng chẳng hạn; thì cũng có những nơi nghèo thiệt nghèo, tạm gọi là “quận 7 C”, “quận 7 D”, như khu các con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát mà mấy bữa nay bị phong tỏa khiến nhiều người kêu “đói”; hay dọc bờ kênh trên đường Trần Xuân Soạn mấy tuần nay không còn được bán hàng rau quả từ dưới ghe đem lên v.v…

Trong tình hình “thời chiến” chống dịch như hiện nay, e rằng ở những khu nhà giàu như “quận 7 A” không cần hô hào “hy sinh một chút, ăn khổ hơn một chút, chịu khó tập thể dục trong nhà…” thì cũng không mấy người đã không chuẩn bị đầy đủ, tươm tất cho “thời chiến”. Cho nên,việc kêu gọi “hy sinh” có lẽ là thừa. Xin nói thẳng rằng, với người dư dả, dù “hy sinh” để “tự giam” ở trong nhà thì họ cũng không lo thiếu thốn, đói ăn gì!

Tương tự, “quận 7 B” tuy không dư thừa cỡ đó song cũng có thể cầm cự cơn dịch năm này qua năm tới.

Đáng lo là “quận 7 C”, “quận 7 D” kia! Có lẽ không thái quá khi nghĩ rằng giờ đây vấn đề đặt ra đối với các nhóm này không phải là ăn ít (ngon) hơn một chút, mà là, nơi một số người, lấy tiền đâu mà sống?

Câu hỏi này cũng có thể là của rất nhiều người dân ở các quận khác. Chẳng hạn người viết bài này được nghe tình cảnh một cô gái làm nghề châm cứu tại gia. Mấy tháng qua hết ai dám châm cứu, cô nhắn tin cầu cứu: “Con bán rau muống họ đòi phạt tiền. Kêu ở yên một chỗ. Con không có gì ăn luôn!”. Chuyện của cô, e rằng không khác gì anh đạp xe ba gác bán khoai lang và khoa mì gần nhà, giỏi lắm được hơn trăm ngàn đồng mỗi sáng, nhưng mấy tuần nay cũng vắng bóng, không biết anh sống bằng gì.

Đó là những người dân mà thu nhập là qua ngày, chạy ăn từng bữa, không có tích lũy nhiều để có thể cầm cự hơn một hai tháng. Đây là những người dân trong nhóm mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho là những người bị ảnh hưởng nhất nhưng cũng khó triển khai hỗ trợ nhất (báo Công an TPHCM 1/7/2021). Liệu số ngân sách cứu trợ 26.000 tỉ đồng năm nay có tới tay họ được không khi mà ngân sách 62.000 tỉ đồng năm ngoái chỉ phát ra có 22%, tương đương với hơn 13.000 tỉ đồng, và cũng những nhân sự cũ đảm trách? Đối với các nhóm này, thậm chí ngay cả các nhóm người có thu nhập dưới bốn, năm triệu đồng/tháng, e rằng bảo họ “hy sinh ăn khổ hơn một chút, tập thể dục trong nhà…” chẳng khác gì trêu đùa họ!

Còn về chuyện phân phối thực phẩm cho những nghèo không có điều kiện tích trữ trong nhà, có thể kêu gọi Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ, phường, quận tham gia cùng các hệ thống siêu thị bán hàng lưu động cho các khu xóm bình dân. Vốn liếng, hàng hóa, xe cộ thì các siêu thị tự túc. Dẹp bỏ một cái gì thì phải sắp sẵn một cái khác thay thế, không để người dân chen chúc ở siêu thị dễ xảy ra nguy cơ lây nhiễm.

Xem thêm: lmth.hcid-iad-auig-ohk-gnuc-av-cut-gnus/104813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sung túc và cùng khổ giữa đại dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools