Bệnh nhân trong khu cách ly cần trao đổi thông tin, tư vấn từ bác sĩ, nhân viên y tế - Ảnh: D.P.
Ở khu cách ly, F1 có thể thành F0, bệnh nhân không triệu chứng có thể diễn biến xấu đi, lo lắng không thể tránh. Làm sao để người trong khu cách ly có thể tự theo dõi, kiểm tra diễn tiến bệnh tình của mình?
Với chiếc điện thoại di động thông minh, F1 và F0 có thể tự mình tìm hiểu các thông tin cần thiết cho bản thân, có thể tham vấn từ xa với các bác sĩ, trao đổi thông tin với những người có hiểu biết từ bên ngoài không gian cách ly.
Nhưng thực tế ở khu cách ly, nhiều người giết thời gian với cái alô cùng những cuộc trò chuyện qua mạng (có khi ồn ào quá mức) và nhiều nhất là "lang thang" trên "phây", các trang mạng xã hội.
Các trang thông tin trên mạng xã hội như Facebook được cập nhật thông tin rất nhanh nhưng vốn luôn ẩn chứa rất nhiều tin giả, tin đồn. Các trang thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh, các thông tin về xét nghiệm, điều trị, nguy cơ lây nhiễm... vẫn được cập nhật trên các trang báo chính thống.
Các trang thông tin chuyên ngành của các trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) hay trang thông tin về dịch bệnh đường hô hấp cấp COVID-19 của Bộ Y tế (ncov.moh.gov.vn) cũng là những trang đáng lưu tâm.
Ngoài việc cập nhật liên tục các thông tin về tình hình, diễn biến dịch bệnh, các trang này có những khuyến cáo, thông tin hữu ích. Mọi người có thể gửi câu hỏi trên web hoặc đường dây nóng.
Mới đây, Hội Hành nghề y tư nhân TP.HCM đã công bố danh sách kèm số điện thoại của 131 bác sĩ đến từ nhiều chuyên khoa và bệnh viện khác nhau, tình nguyện tư vấn sức khỏe qua điện thoại miễn phí cho người dân. Các bác sĩ đăng ký tư vấn miễn phí thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Họ cung cấp số điện thoại cá nhân, thông báo khung giờ riêng, mọi người có thể gọi khi cần.
Bên cạnh đó, một số ứng dụng chăm sóc sức khỏe hiện đang cung cấp miễn phí tính năng cho phép người dùng đặt câu hỏi với bác sĩ, chat với bác sĩ, thậm chí gọi điện tư vấn trực tiếp với các bác sĩ. Các ứng dụng như eDoctor, Aihealth... đang kết nối với hàng ngàn bác sĩ, đầy đủ các chuyên khoa. Sau khi cài đặt từ các kho ứng dụng di động chính thống trên điện thoại, người dùng có thể dễ dàng đặt câu hỏi với họ thông qua vài thao tác ngay trên giao diện ứng dụng.
Ngoài những kênh thông tin có thể tiếp nhận tại khu cách ly, bệnh viện điều trị, ai cũng có thể tìm hiểu thêm ít nhiều thông tin từ nhiều kênh khác, chỉ với cái điện thoại của mình.
Việc người dân tự tra cứu và tìm kiếm thông tin về sức khỏe và sử dụng thuốc đang thật sự là một vấn đề đáng quan tâm.
Nhiều người xem mọi kết quả tìm thấy qua Google và mạng xã hội đều là thông tin đáng tin cậy. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về y tế và sức khỏe, mà còn tác động trực tiếp đến kết quả điều trị trong nhiều trường hợp.
Người bệnh không có đủ thông tin chính xác dẫn đến không tuân thủ và không hợp tác với bác sĩ điều trị.
Trong bệnh dịch COVID-19, sự chú ý của người dân vào các thông tin y tế là cực kỳ cao và nhu cầu được thông tin đang tăng lên hằng giờ. Chúng tôi hy vọng có thể giúp người dân Việt Nam tiếp cận trực tiếp để trao đổi, tham vấn với các bác sĩ có đủ năng lực về chuyên môn một cách nhanh chóng hay đặt câu hỏi liên quan đến sức khỏe của mình hay của người thân.
TS HUỲNH PHƯỚC THỌ
(đồng sáng lập, phó tổng giám đốc eDoctor)
TTO - Gần 220 bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, chấn thương chỉnh hình, lão khoa, sản phụ khoa, tai mũi họng, gan mật… cung cấp số điện thoại cá nhân, thông báo khung giờ riêng để người dân gọi khi cần.
Xem thêm: mth.41281441271701202-oan-hnek-gnuhn-o-mit-is-cab-ut-nit-gnoht-meht-nac/nv.ertiout