vĐồng tin tức tài chính 365

Gia đình là 'điểm tựa' để cùng nhau vượt sóng COVID

2021-07-18 06:17
Gia đình là điểm tựa để cùng nhau vượt sóng COVID - Ảnh 1.

Trong thời gian TP.HCM giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, các con cháu thường xuyên gọi video về thăm hỏi cha mẹ, ông bà (ảnh chụp ở hẻm 248 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Có những người thân trong cùng thành phố nhưng "nhà cách nhà, khu phố cách khu phố, quận cách quận", nên chỉ có thể nhìn thấy nhau qua... điện thoại.

Bình thường, mỗi tuần về thăm người thân mà giờ sao khó quá... Vậy phải làm sao?

Ngược xuôi gửi yêu thương

Trước khi TP.HCM giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 (từ 0h ngày 9-7), chị Nguyễn Ngọc Thúy gửi lên cho mẹ hai thùng đồ là thực phẩm "quà quê" từ Kiên Giang, nơi chị chọn gắn bó cùng chồng vài năm nay.

Hai thùng quà được chuyển tới nhà, may mắn là mẹ chị nhận được vào trưa 8-7, khi mọi người bắt đầu lục tục chuẩn bị đi mua ít gạo muối, rau dưa, thịt cá. Mở thùng ra không thiếu thứ gì, từ nấm rơm, nấm đầu đinh đến mớ cá, khô cùng rau củ các loại.

Mẹ chị lớn tuổi lại có bệnh nền nên những ngày trước đã kiêng cữ chuyện chợ búa. May nhà có tủ mát (trữ một số hàng cá mắm của người em út bán online) nên mẹ chị có chỗ trữ những thực phẩm con gái gửi lên sau khi phân loại, sơ chế những thứ cần.

Từ Quảng Nam, bà Đỗ Thị Hoa cũng đã gom góp mớ gạo nhà trồng, mấy ký cá, thịt chế biến, cả rau dưa, đóng thành thùng lớn gửi vô. Chuyến xe tải chở quà quê được nhà xe chuyên chạy tuyến Nông Sơn - Sài Gòn tổ chức nhanh chóng nhận đầy ắp, chủ yếu là thực phẩm, gạo.

"Con cái đi làm ăn xa, rồi lập nghiệp trong đó, dễ chi về nhà một lần. Có thương con nhớ cháu thì năm vô được vài lần đã là nhiều rồi" - ông Phan Văn Ba ở thôn Trung Nam, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn (Quảng Nam), bày tỏ.

Và thường mỗi tháng ông cũng gửi ít quà quê cho con ở Q.Bình Tân theo xe khách. Nay, Sài Gòn giãn cách nên càng cần hơn những lương thực, thực phẩm tươi, sạch để ăn dần.

Ở trong này, con ông Ba và bà Hoa là vợ chồng anh Hồ Đăng Thắng - chị Phan Thị Tiếng nhận quà ba mẹ gửi vô mà xúc động: "Cảm ơn ba mẹ đã gửi đồ tiếp tế cho gia đình con".

Với anh Nguyễn Phong Phú (ở quận 8, TP.HCM), mỗi tuần vẫn thường chở vợ con về thăm mẹ ở Q.Bình Thạnh. Nhưng từ ngày dịch bùng lại, anh chị ít về hơn vì "rủi có gì thì mẹ rất nguy hiểm".

Mẹ anh, bà Trần Ngọc Ánh, 68 tuổi, có bệnh huyết áp, tim mạch, xương khớp, mỗi ngày đều uống nhiều thuốc. Do vậy, việc về thăm trong thời điểm COVID-19 vẫn hiện diện trong cộng đồng là sự mạo hiểm, và giờ đây cả gia đình tạm thấy nhau qua những cuộc gọi video.

Bà Ngọc Ánh vẫn hay nói "có điện thoại thông minh này giống như mình có thần thông, cần là thấy tiếng thấy hình", bà nói trong niềm vui cùng "thỏa thuận" không gặp mặt con trong những ngày dịch giã.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần mùa dịch

Chia sẻ với Tổ ấm, ThS tâm lý Nguyễn Bảo Ân cho biết trước sự phức tạp của tình hình dịch bệnh hiện tại, ngoài việc tuân thủ nghiêm túc các chính sách phòng chống dịch, chúng ta cần phải học cách thích nghi uyển chuyển để chăm sóc sức khỏe thân tâm của bản thân và những người thân xung quanh.

Theo ThS Ân, dịch bệnh làm thay đổi trật tự đời sống của mỗi người, mỗi gia đình, nhất là những người trong khu cách ly, phong tỏa. Đương nhiên ai cũng sẽ khó chịu, căng thẳng và bất an trước những điều như vậy.

"Điều đầu tiên chúng ta có thể làm là công nhận sự có mặt dịch bệnh và những mối lo sợ, căng thẳng, bất an của chúng ta hiện tại. Như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta bước đầu chấp nhận tình huống, có sự khó khăn và căng thẳng, bất an đang diễn ra bên trong bản thân và xung quanh.

Thừa nhận như vậy giúp chúng ta hiểu rõ mình cần làm gì để ứng phó, cũng như có được sự ưu tiên trong các hành động ứng phó và tránh việc gia tăng sự khó chịu, căng thẳng phát sinh từ sự bất mãn khi hiện tại không diễn ra như kế hoạch, mong đợi của mình", ThS Nguyễn Bảo Ân phân tích.

Mọi người không thay đổi được hoàn cảnh đã diễn ra nhưng việc ứng phó ra sao với hoàn cảnh đó thì có thể chủ động thích ứng.

"Việc cách ly một mình có thể dẫn đến nhiều điều không mong đợi như cảm giác cô đơn, cảm thấy bản thân bất lực, những căng thẳng trong đời sống trước khi có dịch có thể có cơ hội trở nên trầm trọng hơn. Và nếu những tình trạng này kéo dài có thể những vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu có thể phát khởi", anh Ân nói.

Tuy nhiên ngày nay, không khó để kết nối với nhau từ xa với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ. Do vậy, ThS Nguyễn Bảo Ân khuyến khích việc gọi video, nếu được, để có thể nhìn thấy nhau, trò chuyện, hỏi han, chăm sóc nhau, chia sẻ với nhau những phương pháp quản lý căng thẳng, những niềm vui, điều tích cực.

"Đừng để mọi người cảm thấy một mình trong giai đoạn này", anh Ân nhắn nhủ.

Thư giãn và quản lý lo âu căng thẳng

anh box 1

Hiện nay có rất nhiều những chương trình, video, bài viết hỗ trợ hướng dẫn thư giãn và quản lý căng thẳng, lo âu. Chúng ta có thể tìm hiểu phương pháp phù hợp rồi thực hành.

Chúng ta không trực tiếp giải quyết lo âu, căng thẳng nhưng bằng việc thực hành các chiến lược thư giãn, sự thư giãn sẽ chăm sóc căng thẳng lo âu của chúng ta. Cần dành một khoảng thời gian trong ngày và cho phép thân tâm mình được thư giãn. Bạn cũng cần gọi cho chuyên gia để được tư vấn những thông tin sức khỏe.

Hiện tại trên các phương tiện thông tin đại chúng đã công bố các số điện thoại của các chuyên gia, bác sĩ tư vấn sức khỏe miễn phí. Điều này có nghĩa là không ai trong chúng ta đơn độc trong việc ứng phó với dịch bệnh phức tạp này.

ThS tâm lý NGUYỄN BẢO ÂN

COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến phụ nữCOVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến phụ nữ

TTO - Đối với vô số phụ nữ ở mọi nền kinh tế, cùng với việc mất thu nhập, gánh nặng chăm sóc con cái và công việc gia đình không được trả lương đã bùng phát.

Xem thêm: mth.97070051271701202-divoc-gnos-touv-uahn-gnuc-ed-aut-meid-al-hnid-aig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gia đình là 'điểm tựa' để cùng nhau vượt sóng COVID”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools