vĐồng tin tức tài chính 365

Cả phía Nam đồng lòng chống dịch

2021-07-18 09:50

Miền Tây chuẩn bị ra sao?

mien tay

Thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống COVID-19 - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Được "bổ sung" vào diện thực hiện chỉ thị 16 cùng với TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, các tỉnh miền Tây sẽ làm gì trong "thời gian vàng" này để vừa dập dịch vừa đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa?

Tuổi Trẻ đã ghi nhận giải pháp nhanh từ các tỉnh trong chiều qua (17-7).

Tỉnh Sóc Trăng: không lo đứt nguồn hàng

Ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở Sóc Trăng thời gian qua đều trở về từ vùng dịch.

Vì vậy khi liên vùng đồng loạt thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16, việc đi lại bị hạn chế nên kiểm soát người ra vào tỉnh thuận lợi, giúp các ngành chức năng có thời gian dồn sức vào việc truy vết, khoanh vùng cách ly, dập dịch hiệu quả hơn.

Sóc Trăng đang tập trung lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng đối với các trường hợp nghi ngờ, không để bỏ sót đối tượng. Ngoài việc đảm bảo phòng chống dịch theo phương châm "4 tại chỗ", Sóc Trăng sẽ tập trung triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin và ổn định sản xuất.

Sở KH-ĐT tỉnh Sóc Trăng cho biết đã chuẩn bị nguồn hàng hóa và tổ chức các kênh phân phối hàng hóa, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất; trong đó thực hiện "3 tại chỗ" đối với doanh nghiệp trên địa bàn.

Ông Nguyễn Thanh Trong - trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Sóc Trăng - cho biết đến nay đã có 7 doanh nghiệp trong KCN An Nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành) đăng ký tổ chức sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ".

Ông Hồ Quốc Lực - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta - cho biết việc tổ chức cho gần 4.000 công nhân ở lại, ăn ngủ qua đêm không hề đơn giản. Quỹ thời gian ngắn, nhưng may công ty luôn ở tâm thế sẵn sàng, nên mọi việc cơ bản đã chuẩn bị xong.

Ông Lực cho biết trong hôm nay (18-7), những công nhân tình nguyện đi làm, ở lại công ty nhiều ngày sẽ được xét nghiệm. Những công nhân đủ điều kiện sẽ ở lại làm việc.

"Công ty tạo nhiều điều kiện tốt nhất có thể, có chính sách hỗ trợ thêm, nhưng công nhân sẽ không được thoải mái như ở nhà. Chúng tôi hy vọng người lao động chia sẻ, cùng nhau vượt qua khó khăn", ông Lực động viên.

An Giang: hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân

UBND tỉnh An Giang đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tập trung quản lý chặt và tổ chức xét nghiệm sàng lọc các đối tượng có nguy cơ cao mắc COVID-19 ngoài cộng đồng như người từ các tỉnh khác trở về, các tiểu thương chợ truyền thống, nhân viên siêu thị...; phân loại đối tượng nguy cơ mắc COVID-19, phân tầng trong lấy mẫu xét nghiệm để ưu tiên xét nghiệm những trường hợp nghi ngờ, có kết quả sớm nhất phục vụ việc truy vết nhanh, khoanh vùng, dập dịch triệt để.

"Tôi khẳng định trong thời gian này tỉnh An Giang tập trung tối đa nguồn lực khoanh vùng, dập dịch COVID-19 và đảm bảo hàng hóa thông suốt", ông Lê Văn Phước (phó chủ tịch UBND tỉnh) nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Sĩ Lâm - giám đốc Sở NN&PTNT An Giang - cho biết đơn vị vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh An Giang về "tổ chức thu hoạch và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn dịch COVID-19".

An Giang sẽ phối hợp với các ngành và các địa phương tập trung hỗ trợ nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất trên địa bàn và kết nối tiêu thụ với các hệ thống phân phối, doanh nghiệp, chợ, điểm bán nông sản trong và ngoài nước, trong đó điều kiện hiện nay tập trung thị trường nội địa là chủ yếu. Các loại nông sản tập trung thực hiện trong kế hoạch bao gồm: lúa, gạo, nếp, rau màu, cây ăn trái.

"Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ, thường xuyên trao đổi, vận động xúc tiến, mời gọi các chợ đầu mối toàn quốc, các đối tác tiêu thụ lớn như hệ thống siêu thị (Co.opmart, VinMart, Bách Hóa Xanh, Mega Market Vietnam, Tứ Sơn, Satra...), trung tâm thương mại, các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đến tỉnh khảo sát, liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho nông dân" - ông Lâm thông tin.

Hiện nay, UBND tỉnh An Giang và Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời sẽ tiếp cận địa bàn để triển khai thực hiện "Phương án thu hoạch, thu mua và vận chuyển lúa trên địa bàn tỉnh An Giang vụ hè thu 2021" với sản lượng thu mua 250.000 đến 300.000 tấn.

Đối với các sản phẩm nông sản khác như rau màu, cây ăn trái và nếp (huyện Phú Tân) thì các địa phương đã có kế hoạch, phương án tiêu thụ, liên kết doanh nghiệp, mời gọi thương lái vào địa bàn thu mua, đảm bảo thu hoạch và tiêu thụ cho nông dân trên địa bàn.

"Tập đoàn Lộc Trời cho biết sẽ hỗ trợ tỉnh An Giang tối đa trong việc giúp dân tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa gạo, để nông dân an tâm. Còn hàng hóa sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương, Sở GTVT để đảm bảo lưu thông liên tục trong quá trình thực hiện chỉ thị 16" - ông Lâm nói thêm.

Bến Tre: sản xuất "4 tại chỗ"

Bến Tre là địa phương có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng khá trễ (ngày 4-7) nhưng đến nay đã bùng phát tại nhiều huyện, thành phố với số ca mắc tính đến ngày 17-7 là 164 trường hợp. Trước đó, tỉnh Bến Tre đã thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ đối với 2 huyện và TP Bến Tre giãn cách xã hội theo chỉ thị 15.

Trong cuộc họp giữa Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bến Tre với các huyện, thành phố trên toàn tỉnh ngày 17-7, bà Nguyễn Thị Bé Mười - phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - đề nghị các địa phương rà soát lại các chợ dân sinh, tăng cường kiểm tra xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Tăng cường tuyên truyền, cần thiết bố trí loa phát thanh tại các khu vực chợ.

Tỉnh này cũng vừa yêu cầu dừng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi không đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, các doanh nghiệp còn lại, nếu sử dụng lao động trên 10 người, phải khẩn trương xây dựng phương án "vừa cách ly, vừa sản xuất" theo phương châm "4 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ - phòng chống dịch tại chỗ).

Các doanh nghiệp sử dụng lao động dưới 10 người tạm thời chưa thực hiện "4 tại chỗ" nhưng phải đảm bảo thực hiện nghiêm các giải pháp phòng dịch cho người lao động theo đúng quy định.

Xem thêm: mth.89571228081701202-hcid-gnohc-gnol-gnod-man-aihp-ac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cả phía Nam đồng lòng chống dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools