vĐồng tin tức tài chính 365

Đắn đo người về kẻ ở

2021-07-18 09:50
Đắn đo người về kẻ ở - Ảnh 1.

Chuẩn bị chỗ ngủ cho công nhân ở lại nhà máy làm việc trong khu công nghiệp tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Ảnh: TẤN ĐẠT

Tạo điều kiện cho công nhân về quê, điều gì cần lưu ý?

"Việc tổ chức đưa người dân xứ mình về quê tương đối phù hợp với nhóm đối tượng lao động tự do, buôn bán nhỏ lẻ, công nhân mất việc làm… Bởi gánh nặng chi phí thuê nhà, phí sinh hoạt sẽ khiến nhóm người này lâm vào khó khăn.

Ông LÊ NHẬT TRƯỜNG

Muốn về nhưng lo tốn kém

Phùng Công Minh (20 tuổi, quê Đồng Tháp), công nhân bao bì tại Khu công nghiệp (KCN)Tân Bình, đã chọn ở nhà thay vì vào công ty để làm việc theo mô hình "3 tại chỗ". Thu nhập nhiều tháng qua giảm mạnh khi công ty cắt giảm giờ làm, nay lại thất nghiệp, nên khoản tiền gần 5 triệu đồng mà Minh tích cóp được thoáng chốc không còn. 

Ở nhà không có thu nhập nhưng mỗi tháng Minh phải đóng hơn 2 triệu đồng tiền trọ, chưa kể tiền ăn uống, chi tiêu cho ốm đau… Nhiều lúc buồn, Minh đắn đo việc tạm về quê tránh dịch đợt này. Nhưng nghĩ lại các khoản chi phí như tiền xe, tiền xét nghiệm COVID-19, tiền cách ly tập trung… cùng hàng trăm khoản không tên khác nên lại thôi.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Liệt (46 tuổi, thợ ống nước) và vợ là bà Nguyễn Thị Nở (công nhân giày da, quê Bạc Liêu) đã thất nghiệp và đành bó gối ở nhà suốt gần hai tháng nay. 

Gian trọ nhỏ nằm sâu trong con hẻm trên đường Kênh Mười Chín Tháng Năm (Q.Tân Phú, TP.HCM) được vợ chồng ông Liệt thuê với giá 1,6 triệu đồng/tháng. 

Cả gia đình ông vốn rất tiện tặn nhưng khoản tiền tiết kiệm ít ỏi trước đó cũng đã "không cánh mà bay". "May sao ông chủ trọ giảm cho được 600.000 đồng/tháng" - ông Liệt nói về khoản được giảm mà lòng buồn rười rượi.

Khó khăn bủa vây, vợ chồng ông cũng nghĩ sẽ về Bạc Liêu, nơi đó dù gì cũng có gia đình. Nhưng những khoản chi phí trước mắt cho hành trình dài về quê khiến vợ chồng ông Liệt cứ chần chừ. "Về dưới mà người ta cho mình cách ly ở nhà còn đỡ, chứ vào cách ly tập trung lấy tiền đâu mà nộp" - bà Nở nói.

Nấn ná, cầm cự vì sợ mất việc

Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng các doanh nghiệp tại Bình Dương vẫn cố gắng duy trì sản xuất, số doanh nghiệp ngưng hoạt động chưa nhiều. 

Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, tính tới 12-7 có 1.400 doanh nghiệp trong KCN đăng ký tự đảm bảo sản xuất trong điều kiện có dịch, trong đó có 46 doanh nghiệp có văn bản đề nghị cho người lao động ở lại nhà máy vừa lưu trú vừa sản xuất với tổng số lao động khoảng 10.000 người. 

Một số công ty cho người lao động nghỉ thời gian ngắn khoảng 7 - 14 ngày và hỗ trợ công nhân 70% lương cơ bản.

Một số công nhân phải tạm nghỉ làm tại Bình Dương cho biết họ không về quê, cố gắng nán lại để có thể trở lại nhà máy làm việc khi tình hình ổn định. Anh Tuấn Ngọc (P.Bình Hòa, TP Thuận An) cho biết: 

"Trong thời gian nghỉ việc, công ty vẫn có hỗ trợ một phần lương. Bình Dương là vùng có dịch nên nếu về quê cũng bị cách ly 14 ngày, chúng tôi ở lại để khi công ty thông báo thì sẽ quay lại làm việc".

Tại Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp đã cho lao động tạm nghỉ do có ca dương tính như Changshin, Pouchen, Teakwang Vina, Namyang… Trước chủ trương cho phép đưa người lao động về quê, chị Minh Hồng - công nhân Công ty Pouchen (quê Nghệ An, vừa tạm nghỉ phòng dịch) - nói: 

"Ở đây hai vợ chồng làm công ty nuôi thêm đứa con cũng sống qua ngày. Đã làm nhiều năm rồi. Về quê lỡ công ty gọi đi làm lại mà không có mặt mất việc thì sao. Tâm lý mọi người là sợ mất việc nên chưa muốn trở về lúc này. Giờ nhiều chủ nhà trọ cũng thương tình giảm giá nên ráng chờ hết dịch rồi đi làm lại thôi".

Theo ông Lê Nhật Trường - chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Pousung Việt Nam (KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom), trong lúc nghỉ việc tạm thời, công ty vẫn trả lương tối thiểu vùng và các khoản trợ cấp khác nên cuộc sống công nhân tuy khó khăn nhưng vẫn cầm cự được. Do đó, dù có lo lắng nhưng phần lớn người lao động chọn ở lại Đồng Nai để chờ nhà máy trở lại sản xuất sẽ trở lại làm việc.

Giải pháp nhân văn nhưng phải tổ chức chu đáo

Ông Nguyễn Công Đoàn - tổng giám đốc Công ty TNHH Daikan Việt Nam (KCN Amata, TP Biên Hòa) - cho rằng chủ trương đưa người dân về quê nhằm giảm áp lực cho các tỉnh thành đang là tâm dịch khá phù hợp trong giai đoạn này. 

Bởi khi dịch bệnh diễn ra phức tạp, hạ tầng y tế của một tỉnh sẽ khó có thể gánh được. Đặc biệt, Đồng Nai có nhiều KCN, công nhân rất đông, nếu dịch bệnh bùng phát thì hạ tầng y tế, cách ly sẽ không đảm bảo nổi.

Ông Lê Nhật Trường cũng cho rằng người dân về quê sau khi cách ly có thể làm thêm để kiếm sống, lại gần gũi với gia đình, gián tiếp giải quyết bớt gánh nặng cho các thành phố lớn.

Còn ông Đặng Tuấn Tú - chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam (huyện Vĩnh Cửu) - cho rằng đưa công nhân về phải sàng lọc kỹ, tránh mang mầm bệnh về quê và cần hỗ trợ phương tiện vận chuyển, xét nghiệm. Tuy vậy, ông cũng thừa nhận giai đoạn hiện nay đáp ứng các yêu cầu này là khó nếu không có hỗ trợ từ Nhà nước..

Thăm dò ý kiến

Nhiều tỉnh thành đang lên kế hoạch đưa người dân có nhu cầu rời TP.HCM về quê trong những ngày này. Theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Xe cộ Quảng Nam đợi lệnh sẵn sàng vào TP.HCM đón bà con về quêXe cộ Quảng Nam đợi lệnh sẵn sàng vào TP.HCM đón bà con về quê

TTO - Trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch tại TP.HCM, nhiều ngày qua tại Quảng Nam đang khẩn trương lên mọi phương án về chỗ ở, xe cộ để đưa người làm ăn xa quê về cách ly.

Xem thêm: mth.95502158081701202-o-ek-ev-iougn-od-nad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đắn đo người về kẻ ở”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools