Những ngày này, giữ vững chuỗi cung ứng hàng thiết yếu tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng của ngành Công Thương trong TP Hồ Chí Minh bối cảnh nhiều tỉnh thành phía Nam đồng loạt thực hiện theo nguyên tắc Chỉ thị 16.
Rau muống, cà chua, cá, là những mặt hàng chị Thanh (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) đã chọn mua cho bữa ăn gia đình. Dù biết tin nhiều địa phương mở rộng giãn cách, chị vẫn thấy khá yên tâm vì xung quanh nhà chị có nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi.
Tại đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bưu chính Viettel Post, chương trình thực phẩm lưu động đã được triển khai với hơn 150 tấn rau củ quả được tiêu thụ trong khoảng 1 tuần qua. Bên cạnh 34 điểm bán hàng lưu động mỗi buổi sáng, đơn vị còn có kênh bán hàng trực tuyến với lượng hàng đầu vào dự kiến tăng lên đến 80 tấn/ngày.
Người dân mua hàng tại siêu thị ở Quận 11, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: NLĐ)
"Đến thời điểm này, đơn hàng đã trên 10.000 đơn, nghĩa là 10.000 hộ dân có nhu cầu, chúng tôi giao cũng tương đối đầy đủ, khoảng 80%. Đây là điều tương đối tích cực khi người dân không phải di chuyển ra ngoài", Giám đốc Viettel Post (chi nhánh TP Hồ Chí Minh) Đỗ Xuân Tiến cho biết.
"Chúng tôi đã làm việc với Đắk Nông, Gia Lai, các tỉnh khu vực miền Trung và miền Bắc để tổ chức cung ứng hàng cho TP Hồ Chí Minh qua các trạm trung chuyển", Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh Bùi Tá Hoàng Vũ cho hay.
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định 2 ngành này sẽ chịu trách nhiệm nếu để đứt gãy chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu trong mọi tình huống.
VTV.vn - Để thực hiện phương án "3 tại chỗ" hay "1 cung đường - 2 địa điểm", việc duy trì nguồn thực phẩm là nhiệm vụ mà các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đang tìm cách xoay xở.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.65291111191701202-uey-teiht-gnah-gnu-gnuc-iouhc-gnuv-uig-hnim-ihc-oh-pt/et-hnik/nv.vtv