vĐồng tin tức tài chính 365

Sau Công điện dừng hoạt động không thiết yếu, hàng hoá ở Hà Nội tăng 300%

2021-07-19 15:39

Sau Công điện 15 của UBND TP Hà Nội, nhiều siêu thị đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm.

Hàng hoá dự trữ tăng khoảng 300%

Chiều tối 19.7, sau khi UBND TP Hà Nội ban hành Công điện 15 về việc dừng các hoạt động không thiết yếu, người dân chỉ được ra ngoài đường khi cần thiết, nhiều người dân vội vã đến siêu thị mua hàng, chợ dân sinh mua thực phẩm tích trữ. Các mặt hàng được chọn chủ yếu là nhu yếu phẩm như dầu ăn, mì tôm, trứng, rau xanh, thực phẩm tươi sống…

Tuy nhiên, trong sáng nay, lượng người mua đã giảm, không còn cảnh người dân đổ xô đi mua hàng, siêu thị đầy ắp hàng hoá.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đi thị sát về tình hình cung ứng hàng hoá tại các chợ dân sinh và siêu thị. Clip: Hoài Anh

Theo ghi nhận của Lao Động, tại các siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội như VinMart, Hapro, Big C... các mặt hàng như thịt lợn, rau... được xếp đầy ắp trên kệ. Lúc 11h trưa 19.7 (thời điểm các bà nội trợ tranh thủ đi mua hàng), tại siêu thị BRGMart C13 Thành Công (quận Đống Đa, Hà Nội), các kệ hàng tươi sống như rau, củ quả, thịt, cá... đã được cung cấp dồi dào trên các kệ hàng.

Cứ 20 phút, nhân viên siêu thị này lại bổ sung thêm hàng trên kệ, thay hàng mới và loại bỏ hàng dập nát. Đặc biệt, các loại rau xanh, nấm, một số củ quả liên tục được bổ sung. Thậm chí, nhiều mặt hàng còn chạy các chương trình khuyến mãi, mua 1 tặng 1, hoặc giảm giá nhiều sản phẩm.

Tại các chợ dân sinh như Nghĩa Tân, Dịch Vọng..., các mặt hàng, nhất là thịt lợn và rau xanh khá dồi dào, giá cả ổn định, người mua không đông đúc. Đặc biệt, lực lượng quản lý thị trường cũng thường xuyên tuần tra, kiểm soát tại các chợ, tránh tình trạng tiểu thương nâng giá bán hàng.

Hàng hoá tại các chợ khá đầy đủ.
Hàng hoá tại các chợ khá đầy đủ.
Hàng hoá tại các chợ khá đầy đủ.

Trao đổi với Lao Động, ông Mai Trí Thức – Giám đốc siêu thị VinMart Thăng Long cho biết, chiều qua (18.7), sau khi có Công điện 15 của TP Hà Nội, lượng khách mua hàng tăng đột biến. Tuy nhiên, siêu thị đã về hàng ngay sau đó.

"Chúng tôi đã kịp thời chuẩn bị hàng hoá để đáp ứng nhu cầu mua sắm của bà con. Bà con bây giờ đã quen với tinh thần chống dịch rồi, nên không tích trữ nhiều. Chúng tôi cũng dự trữ lượng hàng hoá thiết yếu từ 200-300%, đảm bảo không thiếu hàng", ông Thức cho hay.

Ông Nguyễn Thái Dũng - Chủ tịch bán lẻ Công ty BRG cho Lao Động biết, ngày hôm qua, lượng người đến siêu thị mua tăng gấp 3 ngày thường, có lúc trên kệ hết hàng. Tuy nhiên, ngay sau đó, BGR Mart đã chuẩn bị hàng hoá ngay, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu.

Các siêu thị cũng đầy ắp hàng hoá.
Các siêu thị cũng đầy ắp hàng hoá.
Các siêu thị cũng đầy ắp hàng hoá.

"Chúng tôi đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm.

Trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm 13 mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá bao gồm: gạo, thịt gà, trứng gà, thực phẩm chế biến, đồ hộp, thủy hải sản đông lạnh, bún mỳ phở ăn liền, dầu ăn, gia vị, rau củ quả...", ông Nguyễn Thái Dũng cho hay.

Chuẩn bị các kịch bản khi dịch diễn biến xấu

Trao đổi với Lao Động, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sau Công điện 15, ngành Công Thương Hà Nội đã triển khai ngay các nhiệm vụ cung ứng hàng hoá cho người dân trên địa bàn thành phố.

"Qua kiểm tra công tác đáp ứng hàng hoá trong sáng nay (19.7), đối với các chợ dân sinh và siêu thị, chúng tôi nhận thấy, sức mua tăng khoảng 10-15% ở chợ truyền thống, còn ở siêu thị sức mua tăng nhưng không đáng kể.

Quan trọng nhất, ở Hà Nội đã chủ động, sẵn sàng nguồn cung của các hệ thống hệ thống phân phối từ nhiều tháng nay. Khi có biến động, Hà Nội vẫn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho người dân.

Hiện hàng hoá rất dồi dào, các hệ thống phân phối đều tăng lượng hàng và nhân lực phục vụ nhu cầu người dân. Người dân cũng rất bình tĩnh trong việc đi mua hàng, không có chuyện đổ xô đi mua tích trữ, gom hàng", bà Lan cho hay.

Theo bà Lan, Hà Nội đã xây dựng phương án dự trữ hàng hoá theo 3 cấp độ. Khi dịch bệnh tăng cao, nhu cầu mua sắm tăng mạnh, hàng hoá có khả năng thiếu cục bộ, hoặc khó khăn trong vấn đề lưu thông, TP Hà Nội sẽ tăng hàng dự trữ lên gấp 3 lần.

Đồng thời, huy động tổng lực trong việc vận chuyển hàng hoá từ các kho hàng ngoài thành phố vào trong thành phố; sẵn sàng nhân lực chở xuyên đêm hàng hoá vào trong các kho nội thành, sẵn sàng tăng giờ mở cửa. Nếu cần biện pháp cao hơn nữa sẽ kích hoạt gần 2.000 điểm bán hàng lưu động.

Xem thêm: odl.720239-003-gnat-ion-ah-o-aoh-gnah-uey-teiht-gnohk-gnod-taoh-gnud-neid-gnoc-uas/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sau Công điện dừng hoạt động không thiết yếu, hàng hoá ở Hà Nội tăng 300%”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools