vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo trước mối lo biến thể Delta

2021-07-20 16:11

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo trước mối lo biến thể Delta

Chánh Tài

(KTSG Online) - Các thị trường chứng khoán trên toàn cầu chìm ngập trong sắc đỏ, cùng lúc, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và giá dầu cũng giảm mạnh do làn sóng bán tháo của giới đầu tư khi họ lo ngại sự trỗi dậy của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 sẽ ngáng chặn đà phục hồi kinh tế thế giới.

Chốt phiên giao dịch hôm 19-7, chỉ số Dow Jones (Mỹ) giảm 725,81 điểm, tương đương 2,1%, về mức 33.962,04 điểm, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Ảnh: AP

Giá cổ phiếu, dầu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ lao dốc

Chốt phiên giao dịch hôm 19-7, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (Mỹ) giảm 725,81 điểm, tương đương 2,1%, về mức 33.962,04 điểm, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm xuống mức 1,05%, thấp nhất kể từ tháng 2-2021. Giá dầu Tây Texas (WTI) ở New York lao dốc 7,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.

Cùng ngày, chỉ số STOXX Europe 600, nơi quy tụ 600 cổ phiếu vốn nhỏ, vừa và lớn tiêu biểu của các công ty ở 17 nước châu Âu, giảm 2,3%, về 444,29 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Cơn bán tháo lan sang các thị trường châu Á vào sáng nay (20-7) với các chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản), Shanghai Composite (Trung Quốc) và Hang Seng (Hồng Kông) đều giảm điểm.

Giới đầu tư cho biết đằng sau cơn báo tháo trên các thị trường tài chính và năng lượng là một loạt mối lo ngại về đà phục hồi kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu. Mối lo lớn nhất là biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng, châm ngòi tranh luận ở nhiều nước về việc liệu các chính phủ có nên tái áp đặt lệnh phong tỏa và hạn chế các hoạt động kinh doanh hay không.

Các lo ngại khác bao gồm lạm phát đang tăng nhanh hơn dự báo và mối quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung đang gây sức ép lên hàng nghìn tỉ đô la vốn hóa của các công ty Trung Quốc đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Nhiều công ty quản lý tài sản cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ duy trì động lực tăng trưởng nhưng họ không chắc liệu mức tăng trưởng còn đủ mạnh để giúp các thị trường tiếp tục đi lên hay không sau giai đoạn thăng hoa trong 6 tháng đầu năm nay. “Thị trường đang phát tín hiệu rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể trong vài tuần hoặc vài tháng tới”, Zhiwei Ren, nhà quản lý danh mục đầu tư ở Công ty Penn Mutual Asset Management, nhận định.

Tăng trưởng của Mỹ đã chạm đỉnh?

Diễn biến bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy giới đầu tư lo ngại đà phục hồi kinh tế của Mỹ có thể đã chạm đỉnh. Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng của Mỹ trong quí 2 sẽ đạt 9,4% sau khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ và đây là mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1983. Lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ trong quí vừa qua cũng được kỳ vọng sẽ tăng vọt.

Các nhà phân tích nhận định lợi nhuận dự phóng của các công ty trong chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất trong hơn một thập kỷ. Nhưng các nhà kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong năm nay có thể đã đạt đỉnh trong mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5) và sẽ bắt đầu chậm lại về mức 6,9% trong năm 2021 trước khi giảm mạnh về mức 3,2% trong năm 2022 và 2,3% trong năm 2023.

Những dự báo kém lạc quan này khiến giới đầu tư mạnh tay thanh lý và điều chỉnh danh mục cổ phiếu của họ trong chỉ số S&P 5-500 và khắp thị trường trái phiếu. John Porter, Giám đốc đầu tư cổ phần ở Công ty Mellon Investments Corp., cho biết thị trường bắt đầu nhận ra rằng các mức tăng trưởng cao hiện nay là không bền vững.

Đà tăng trưởng ở những nơi khác trên thế giới cũng đứng trước nguy cơ suy yếu, gây lo lắng thêm cho giới đầu tư.
Chỉ số S&P 500 vẫn đang  tăng trưởng tốt hơn chỉ số Stoxx Europe 600 của châu Âu và chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc. Nhưng giới đầu tư nghi ngờ về khả năng các chỉ số chứng khoán nước ngoài thu hẹp khoảng cách với các chỉ số chứng khoán Mỹ nếu như tăng trưởng kinh tế Mỹ bắt đầu khựng lại.

Người tiêu dùng Mỹ lo ngại giá cả tăng

Trong nhiều tháng qua, người dân Mỹ đã mở ví và chi tiêu cho mọi thứ, từ ô tô đến du lịch. Một cuộc khảo sát của Gallup cho thấy tỷ lệ người Mỹ tự cho mình là “thịnh vượng” trong cuộc sống đạt 59,2% vào tháng 6, cao nhất trong hơn 13 năm.

Tuy nhiên, các số liệu mới cũng cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ giảm vào đầu tháng 7. Một trong những yếu tố lớn nhất đè nặng lên tâm lý của người tiêu dùng là lạm phát. Các phàn nàn của người tiêu dùng, đặc biệt là các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp hơn, về việc giá nhà, xe cộ và đồ gia dụng tăng giá đã đạt mức cao kỷ lục.

Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 6 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất trong 12 tháng kể từ tháng 8-2008. Lạm phát cao có thể ăn mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp, khiến chứng thị trường chứng khoán kém hấp dẫn.

Do chi tiêu của người tiêu dùng thúc đẩy phần lớn tăng trưởng kinh tế của Mỹ, giới  đầu tư có xu hướng chú ý đến các dấu hiệu cho thấy các hộ gia đình đang bắt đầu thận trọng hơn với các khoản mua sắm lớn.

Dave Donabedian, Giám đốc đầu tư Công ty CIBC Private Wealth Management, cho biết: “Tuần trước, chúng ta đã nhận được thông tin lạm phát tăng mạnh. Giờ đây, chúng ta lo ngại sự trổi dậy của số ca nhiễm Covid-19 sẽ làm ảm đạm triển vọng kinh tế. Lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại không phải là một sự kết hợp tốt”.

Số ca nhiễm, nhập viện và tử vong do Covid-19 đang tăng nhanh ở Mỹ do đà lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và tâm lý nghi ngại vaccine Covid-19 của một bộ phận người dân. Dữ liệu của Đại học  Johns Hopkins cho thấy số ca nhiễm trung bình hằng ngày trong tuần qua ở Mỹ là 32.278, tăng  66% so với tuần trước và tăng 145% so với cách đây 2 tuần. Số ca bệnh Covid-19 tử vong trung bình hàng ngày trong tuần qua là 258, tăng 13% so với tuần trước. Theo dữ liệu của Bộ Y tế Mỹ, có 24.923 ca nhiễm Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viên, tăng 50% so với cách đây 2 tuần.

Trong nhiều tháng qua, giới đầu tư đặt cược lớn vào cửa tăng của giá dầu với giá định nhu cầu sẽ bùng nổ và nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ. Cú lao dốc của giá dầu hôm 19-7 là do giới đầu tư lo ngại đà lây lan nhanh của biến thể Delta sẽ kìm hãm nhu cầu đi lại.

Bên cạnh đó, tâm lý của giới đầu tư cũng bị ảnh hưởng sau khi hôm 18-7, nhóm OPEC+ nhất trí khôi phục sản lượng dầu 400.000 thùng/ngày mỗi tháng bắt đầu từ tháng 8-2021 đến tháng 9-2022. Kết thúc phiên giao dịch hôm 19-7, giá dầu Tây Texas ở New York giảm 7,51%, về mức 66,42 đô la/thùng , trong khi đó, giá dầu Brent thoái lùi 6,75%, về mức 68,62 đô la/thùng

Theo WSJ, CNN

Xem thêm: lmth.atled-eht-neib-ol-iom-court-oad-oahc-uac-naot-naohk-gnuhc-gnourt-iht/465813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo trước mối lo biến thể Delta”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools