Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vắc xin COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Malaysia - Ảnh: REUTERS
Ông Baba thông tin ngắn gọn như vậy vào ngày 20-7 với tờ Berita Harian sau khi xuất hiện tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội liên quan đến các video cho thấy nhân viên tại một số điểm tiêm chủng của Indonesia tiêm vắc xin bằng ống tiêm rỗng.
Trước đó một ngày, Lực lượng đặc nhiệm tiêm chủng COVID-19 (CITF) của Malaysia cho biết đã xem xét nghiêm túc các thông tin trên mạng xã hội và sẽ tiến hành điều tra vụ việc.
"Nếu phát hiện hành vi phạm tội như vậy, lực lượng đặc nhiệm sẽ không ngần ngại chặn đứng hành động của những người liên quan và có hành động pháp lý phù hợp", tuyên bố của CITF nêu.
Chuyên gia y tế công cộng Lim Chee Han cho biết vụ việc nói trên đặc biệt đáng chú ý sau khi có thông tin một số người được giao nhiệm vụ quản lý vắc xin đã lén bán vắc xin ra chợ đen.
"Có ba vụ việc được tố cáo và một trong số đó có cả video làm bằng chứng. Vụ việc đã làm giảm niềm tin của công chúng và gián tiếp làm tăng tâm lý hoài nghi của công chúng với tiêm chủng" - ông Lim nói.
Chuyên gia y tế Lim cũng kêu gọi Chính phủ Malaysia cảnh báo nhân viên tại các điểm tiêm chủng rằng những gì đã xảy ra sẽ làm tổn thất niềm tin của công chúng với vắc xin COVID-19.
Theo báo South China Morning Post, vụ việc đầu tiên xảy ra ngày 17-7 tại một điểm tiêm chủng dành cho lực lượng vũ trang Malaysia và gia đình họ ở bang Kedah. Liên quan vụ việc cụ thể này, CITF cho biết lực lượng vũ trang Malaysia đã điều tra và kỷ luật một nhân viên liên quan.
Hai vụ còn lại liên quan đến việc dùng ống tiêm rỗng để tiêm cho người dân ở điểm tiêm chủng tại thủ đô Kuala Lumpur hôm 17-7, và tại bang Selangor ngày 18-7. Cảnh sát Malaysia đang điều tra các vụ việc.
Một số người trên mạng xã hội bày tỏ sự lo ngại khi xem các video nói về các mũi tiêm không đúng cách.
"Video rõ ràng cho thấy ống tiêm rỗng không được ấn xuống để tiêm. Thử tưởng tượng bạn có giấy chứng nhận tiêm chủng nhưng chẳng được tiêm vắc xin. Hy vọng tình trạng này sẽ được khắc phục càng sớm càng tốt" - người dùng tên GayathryV viết trên Twitter.
Một tài khoản Twitter khác tên là Andrew Jason chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi đi tiêm tại điểm tiêm chủng ở Trung tâm thương mại thế giới Putra ở Kuala Lumpur.
"Bác sĩ tiêm cho tôi là người rất chuyên nghiệp, cho tôi thấy mũi tiêm có 0,5ml vắc xin AstraZeneca. Giải thích toàn bộ quá trình tiêm với tôi và cho tôi thấy ống tiêm rỗng sau khi tiêm. Tôi ước tôi có thể nhìn thấy cả lúc họ bơm vắc xin từ lọ vào ống tiêm, nhưng nhìn chung tôi cảm thấy vui vì đã được tiêm" - ông Jason viết.
CITF kêu gọi công chúng nên quan sát ống tiêm và liều lượng vắc xin trước khi để nhân viên tiêm cho mình.
Cho tới nay, Malaysia đã tiêm hơn 14 triệu liều vắc xin cho người dân, trong đó khoảng 4,5 triệu người - chiếm 14% dân số cả nước - đã được tiêm đủ liều.
TTO - Giới chức Hong Kong cho biết sẽ xem xét truy tố một người đàn ông đã khai gian để được tiêm thêm hai liều vắc xin COVID-19 ở đặc khu dù đã tiêm đủ liều trước đó ở Singapore, cáo buộc hành vi của người này là 'cực kỳ ích kỷ và vô trách nhiệm'.
Xem thêm: mth.59753439012701202-91-divoc-nix-cav-meit-gnohk-am-meit-uv-cac-art-ueid-aisyalam/nv.ertiout