vĐồng tin tức tài chính 365

Khi nào phát lệnh truy nã quốc tế với bị can?

2021-07-21 12:26

Liên quan đến thông tin cựu Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai (đã bị khởi tố) song đang có mặt ở Mỹ, Công an cho biết sẽ đề xuất ra quyết định truy nã quốc tế.

Liên quan vấn đề trên, tại sao phải ra quyết định truy nã quốc tế? Các trường hợp truy nã quốc tế? Nếu phát hiện được tung tích bị can ở nước ngoài, có biện pháp gì để dẫn độ họ về nước? Cơ quan nào ra quyết định truy nã quốc tế?

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Minh Long – Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho hay, các cựu quan chức có nhiều sai phạm trong quá trình đảm nhiệm chức vụ, nay bị khởi tố điều tra về các hành vi sai phạm nhưng trốn ra nước ngoài để lẩn trốn cơ quan chức năng không còn là điều xa lạ. Đặc biệt là những quan chức cấp cao từng giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước.

Vì đối tượng đã trốn đi nước ngoài nên cần thiết phải bị truy nã quốc tế, để phối hợp với Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) hoặc các quốc gia khác mà Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp trong quá trình truy bắt tội phạm nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, để thực hiện việc bắt và dẫn độ người phạm tội về nước để xét xử.

Theo ông Long, các trường hợp truy nã quốc tế: Trường hợp có căn cứ hoặc nghi ngờ người phạm tội bỏ trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam, cơ quan điều tra cùng với các cơ quan có thẩm quyền, phối hợp liên kết với Interpol hoặc các quốc gia mà Việt Nam ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp để thực hiện truy nã quốc tế, bắt và dẫn độ về nước.

Về dẫn độ người phạm tội về nước để xét xử, Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 nêu rõ “dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó trên cơ sở yêu cầu của nước có người bị dẫn độ.

Các bước để thực hiện chuyển giao người phạm tội giữa quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu tiến hành theo trình tự và nội dung mà các bên đã kí kết trong Hiệp định dẫn độ, Hiệp ước tương trợ tư pháp về hình sự được ký kết song phương hay đa phương, hoặc giữa các quốc gia là thành viên của tố chức Interpol.

Tuy nhiên đảm bảo trình tự chung như sau:

- Việt Nam là quốc gia yêu cầu dẫn độ cần phải gửi cho quốc gia được yêu cầu văn bản đề nghị dẫn độ hợp thể thức. Trình tự tiến hành gùi văn bản đề nghị dẫn độ cũng như các tài liệu giấy tờ khác kèm theo được thực hiện thông thường theo kênh ngoại giao. Các tài liệu, giấy tờ kèm theo này có mục đích chứng minh cơ sở của yêu cầu dẫn độ tội phạm.

- Trong trường hợp văn bản yêu cầu dẫn độ không đáp ứng được các điều kiện về nội dung và hình thức thì quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị bổ sung cho đầy đù như quy định với thời hạn bổ sung cụ thể, thời hạn này có thể được gia hạn thêm theo đề nghị của quốc gia yêu cầu dẫn độ.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu dẫn độ cũng là cơ quan có thẩm quyền đề nghị bổ sung các thông tin, dữ liệu cần thiết cho dẫn độ. Đây là quyền đã được công nhận rộng rãi trong luật quốc gia cũng như điều ước quốc tế.

- Sau khi nhận được yêu cầu dẫn độ đúng về mặt thù tục, quốc gia được yêu cầu có nghĩa vụ bắt giữ cá nhân là đối tượng của yêu cầu dẫn độ. Thủ tục tố tụng tiến hành các yêu cầu về dẫn độ tội phạm được điều chỉnh riêng biệt theo pháp luật quốc gia được yêu cầu dẫn độ. Tuy vậy các bên hữu quan có thể thoả thuận các điều kiện có tính chất ngoại lệ dựa trên cơ sở song phương hoặc đa phương.

Quốc gia đáp ứng yêu cầu về dẫn độ cần thông báo theo kênh liên lạc nhất định, thường là kênh ngoại giao cho quốc gia yêu cầu dẫn độ được biết đồng thời thông báo về địa điểm và thời gian chuyển giao tội phạm cùng tài sản có được bằng hành vi tội phạm và các vật chứng của vụ việc hình sự.

"Bộ Công an là cơ quan ra quyết định truy nã quốc tế thông qua Interpol", luật sư Long cho biết.

Ông Phạm Văn Sáng, 64 tuổi - bị can vụ án Vi phạm quy định trong đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Khoa học và Công nghệ.

Theo hồ sơ vụ án, thời gian làm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai, ông Sáng trực tiếp quản lý, điều hành Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ. Trong quá trình triển khai hai dự án Nhân rộng mô hình sản xuất rau, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP và dự án Nhà màng nông nghiệp, ông Sáng cùng các đồng phạm bị cáo buộc gây thất thoát 27 tỉ đồng.

Xem thêm: odl.777239-nac-ib-iov-et-couq-an-yurt-hnel-tahp-oan-ihk/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi nào phát lệnh truy nã quốc tế với bị can?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools