Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay là Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và TP.Hà Nội yêu cầu làm rõ việc tiêm vắc xin không cần đăng ký, gây ồn ào những ngày qua.
Văn phòng Chính phủ phát đi chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế và các cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra, làm rõ vụ việc "hoa khôi khoe tiêm vắc xin Covid-19 không cần đăng ký" gây ồn ào mạng xã hội những ngày qua. Thủ tướng yêu cầu nếu thông tin chính xác phải chấn chỉnh, xử lý theo quy định và rút kinh nghiệm ngay, không để tái diễn.
Phó chánh thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên đã ký công văn yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị báo cáo giải trình về vụ việc ngày 20.7, một số báo có đăng tin “Dân mạng bức xúc khi “hoa khôi” khoe tiêm vắc xin Covid-19 không cần đăng ký”. Nội dung bài viết có liên quan đến công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh viện Hữu nghị.
Bác sĩ trả lời 10 thắc mắc khi tiêm vắc xin Covid-19 và chuyện bị hành sau tiêm |
Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo kiểm tra thông tin báo nêu liên quan việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh viện Xanh Pôn. Theo đó, ngày 20.7, trên mạng xã hội và một số báo có đăng thông tin "Á hậu doanh nhân khoe được người anh là lãnh đạo bệnh viện cho tiêm vắc xin Covid-19”.
Trên trang cá nhân, Á hậu doanh nhân N.T.N chia sẻ hình ảnh tiêm vắc xin tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội và viết: “… Người anh là TS-BS Đỗ Đình Tùng, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội, vô tình hỏi: Cô đã tiêm vắc xin chưa? Thế rồi trao đổi qua lại và mình quyết định gửi thông tin để người anh đăng ký và hôm nay mình chính thức đã tiêm vắc xin”.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20.7 phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19, trong đó cho phép thực hiện giãn cách xã hội mức cao hơn ở một số địa phương. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, các bộ, ngành tăng cường chỉ đạo tập trung, thống nhất, chuyên sâu đối với TP.HCM và các tỉnh phía nam ở cấp liên vùng; thực hiện chặt chẽ, hiệu quả hơn các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16, đặc biệt có thể thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao hơn đối với các địa bàn có diễn biến dịch tễ phức tạp tại một số địa phương. |
Ba thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng lên kế hoạch tiêm vắc xin đồng loạt cho người dân.
Sau khi tổ chức thí điểm tại các bệnh viện như: Nguyễn Tri Phương, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định và Nhi đồng TP và một số điểm đã được tập huấn kỹ, từ ngày mai 22.7, TP.HCM triển khai tiêm vắc xin đại trà. Hiện vắc xin đã được chuyển đến trung tâm y tế các quận huyện.
Khi triển khai chính thức, TP.HCM sẽ vận hành thử nghiệm 2 ngày, sau đó tăng tốc dần với mục tiêu trong 2 tuần sẽ tiêm hết 930.000 liều. Đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin đợt này gồm: lực lượng chống dịch (số chưa được tiêm); người mắc bệnh mãn tính và người trên 65 tuổi; người nghèo, các đối tượng chính sách; người làm việc tại các cơ sở sản xuất hàng thiết yếu; công nhân người nước ngoài, người thân nhân viên y tế; người khó khăn, người làm công việc giao thương, vận chuyển...
Hà Nội tiêm vắc xin Covid-19 cho 5,1 triệu dân như thế nào? |
TP.Hà Nội lên phương án tiêm vắc xin cho 5,1 triệu dân, với năng lực tiêm 200.000 mũi tiêm/ngày. Hà Nội chuẩn bị 1.200 dây chuyền tiêm, 100 tổ cấp cứu cơ động được huy động để thực hiện nhiệm vụ tiêm vắc xin. Khả năng tiếp nhận tối đa của thành phố này trong cùng một thời điểm là khoảng 1,3 triệu liều vắc xin theo quy cách đóng gói của vắc xin AstraZeneca.
TP.Hải Phòng cũng lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19, cho 1,58 triệu dân. Theo đó, chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 sẽ diễn ra từ 7.2021 đến 4.2022 với mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021; trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đến hết quý 1/2022. Đối tượng tiêm là toàn bộ người dân, trong đó ưu tiên: người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế; người tham gia phòng, chống dịch; quân đội; công an...
TP.HCM nhận được nhiều đợt ủng hộ tiền mặt, lương thực, thực phẩm để tiếp tục chống dịch Covid-19.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết tính đến sáng 20.7, thành phố đã tiếp nhận 1.409 tỉ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó riêng ngày 19.7 đã tiếp nhận hàng hóa, trang thiết bị y tế trị giá gần 400 tỉ đồng từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong vào ngoài nước và một số tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thành phố đã kịp thời phân phối hơn 1.266 tỉ đồng. Trong đó hơn 612 tỉ đồng là hàng hóa, trang thiết bị đến các lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các bệnh viện, trung tâm y tế, khu cách ly và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng dịch nơi biên giới, hỗ trợ những người nghèo, gặp khó khăn, ảnh hưởng do Covid-19.
Sáng 21.7, chuyến hàng hơn 292 tấn lương thực, thực phẩm của người dân tỉnh Nghệ An hỗ trợ TP.HCM chống dịch Covid-19 đã cập cảng Bến Nghé (P.Tân Thuận Đông, Q.7). Số lương thực, thực phẩm này sẽ được các đơn vị, công ty phối hợp vận chuyển, phân phối đến các quận, huyện gửi cho người dân ở các khu vực tại TP.HCM đang tạm cách ly, phong tỏa.
Trước đó, tỉnh Nghệ An phát động chương trình “Tuần lễ vì Thành phố mang tên Bác”, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và người dân địa phương ủng hộ 2 tỉ đồng tiền mặt và chuyến hàng hơn 292 tấn lương thực, thực phẩm, rau củ quả các loại trị giá hơn 6,7 tỉ đồng.
Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch Covid-19 |
Liên quan tình hình Covid-19 hôm nay, sáng 21.7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ký văn bản hướng dẫn phối hợp giữa y tế, địa phương và gia đình tổ chức cách ly tập trung cho đối tượng F0 trên địa bàn. Theo đó, các F0 không có triệu chứng lâm sàng được chuyển về cơ sở cách ly tập trung theo dõi 7 ngày; nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 7 âm tính hoặc dương tính với giá trị CT>30 sẽ được theo dõi tại nhà. |