Sau khi bị hoãn tiêm vắc xin COVID-19 đợt 4 vừa qua vì cao huyết áp, một người dân được tiêm vắc xin COVID-19 vào chiều 21-7 và được theo dõi kỹ sau tiêm - Ảnh: XUÂN MAI
Toàn TP.HCM sẽ vận hành 615 điểm tiêm, với 120 người/ngày/điểm tiêm. Mỗi phường, xã sẽ tổ chức ít nhất 2 điểm tiêm. Tùy theo tình hình ổn định sẽ tăng số lượng lên 200 người/điểm tiêm/ngày. Nếu tiến độ đảm bảo thì khoảng trong 2 tuần, TP.HCM tiêm xong 930.000 liều.
Tại các điểm tiêm đều bố trí các tổ cấp cứu túc trực để đảm bảo xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra. Tại nơi phong tỏa sẽ không tổ chức tiêm, nhưng ngay khi gỡ phong tỏa sẽ lập tức tổ chức tiêm cho người dân.
Đối tượng được tiêm vắc xin trong đợt này ưu tiên cho những người mắc các bệnh nền (bệnh thận mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường), người trên 65 tuổi;
Người thuộc diện chính sách, có công và đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người yếu thế, người làm việc trong cơ sở y tế, ngành y tế; người tham gia trực tiếp phòng chống dịch (thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm việc ở khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, tình nguyện viên, phóng viên...).
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, người dân không nên so sánh các loại vắc xin vì chất lượng tất cả như nhau, được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đánh giá đều có hiệu quả. Việc phân bổ vắc xin gì cho đối tượng nào phải căn cứ theo khuyến cáo của loại vắc xin đó, có loại dùng cho người già, nhưng có loại dùng cho người trẻ...
Tổng số lượng vắc xin được phân bổ đợt 5 này tại TP.HCM là hơn 930.000 liều, gồm 3 loại vắc xin AstraZeneca, Moderna (235.000 liều) và Pfizer (gần 55.000 liều).
TTO - Chiều 20-7, nhiều bệnh viện quận huyện trong TP đã bắt đầu tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19 cho những người trên 65 tuổi, người mắc bệnh thận mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường.
Xem thêm: mth.73915156112701202-meit-meid-516-iov-5-tod-nix-cav-meit-mch-pt-7-22-ut/nv.ertiout