vĐồng tin tức tài chính 365

Founder Joolux - sàn giao dịch đồ hiệu secondhand đăng đàn ‘phản pháo’ trước lời chê bai của các Sharks và cộng đồng mạn

2021-07-22 08:51

Founder Tạ Xuân Hiển đã chương trình Shark Tank 2021 gọi 300.000 USD cho 10% cổ phần công ty Joolux.

Shark Hưng và Shark Bình nhận định: mô hình này rất truyền thống, thị trường tương đối ngách, quan trọng là phải uy tín, định giá chuẩn, thẩm định đúng, bán hàng và tiếp thị tốt, chứ không cần đầu tư quá nhiều và khẳng định, "bây giờ cứ đầu tư vào là lỗ".

Vì thế, Shark Hưng và Liên trả khá rẻ, 300.000 USD cho 60% cổ phần; trong khi Tạ Xuân Hiển cho biết, trong giai đoạn này anh chỉ có thể trao đổi 15% cổ phần, nên thương vụ đầu tư đã thất bại.

Còn thành viên Nam Nguyen nhận xét trên Cộng đồng Shark Tank Việt Nam thế này: “Startup Joolux nghe rắc rối màu mè nhưng thật ra là giống như các cửa hàng chuyên thu mua điện thoại cũ. Joolux thu mua/nhận kí gởi giỏ xách hàng hiệu về để kiểm định, spa (tút) lại và bán.

Điểm đặc biệt của Joolux là có thêm ứng dụng kiểm định giỏ xách có phải hàng thật hay không nhưng khả năng lớn là thuê lại dịch vụ của bên khác.

Chúng ta biết thị trường túi xách hàng hiệu đã qua sử dụng cũng khá nhộn nhịp, nhiều mặt hàng cũ mà giá còn cao hơn giá gốc. Chị em ghiền túi sở hữu 5-10 giỏ xách là không hiếm. Tôi cũng thấy nhiều chị em chuyên live stream thu mua rồi bán/đấu giá giỏ xách cũ có thu nhập hàng trăm triệu một tháng.

Mô hình Joolux không đủ tiềm năng ở quy mô doanh nghiệp. Bằng chứng là không có tiệm điện thoại cũ nào trở thành doanh nghiệp lớn. Và Joolux mấy năm nay vẫn lẹt đẹt với 1 cửa hàng, 4 shop-in-shop (thuê mặt bằng là một góc nhỏ tại một cửa hàng khác).

Lý do ai cũng biết là bởi chi phí vận hành quá cao khi phải cạnh tranh trực tiếp với các chị em bán hàng online (không có chi phí, không có thuế, 100% nhiệt tình vì chủ đứng bán). Tóm lại, không thấy cơ hội nào cho startup này sống khỏe, chỉ thấy hoặc là chết nhanh, hoặc chết từ từ.”

Trước những nhận định không mấy tích cực trên, founder Joolux đã phản biện như sau:

-----

Có thể nói Shark Tank là một trải nghiệm tuyệt vời, đi từ lúc chuẩn bị, cho đến lúc pitching trước các Sharks và sau khi phát sóng. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Shark Tank nơi tạo ra sân chơi ý nghĩa cho startups, xin cảm ơn các Sharks đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích thực tế cho founders và cảm ơn rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng đến Joolux sau chương trình.

Tôi nhận được rất nhiều những câu hỏi, những đánh giá nhận xét từ cộng đồng về mô hình kinh doanh của Joolux sau buổi phát sóng. Tôi đã đọc rất kỹ từng lời nhận xét và học được rất nhiều từ các bạn, cảm ơn các bạn rất nhiều. Do thời lượng chương trình có hạn để có thể mang đến đầy đủ thông tin về dự án, tôi xin được dành bài này để trả lời 2 câu hỏi lớn mà mình tổng hợp được từ những nhận xét của mọi người.

Thị trường của Joolux có tiềm năng không?

Về cơ bản, hàng hiệu mới sau khi mua về dùng, sẽ trở thành hàng hiệu đã qua sử dụng. Theo báo cáo của BCG năm 2019, thị trường hàng hiệu tiêu dùng mới (Primary Personal Luxury Market) toàn cầu là 334 tỷ USD và giảm xuống còn 258 tỷ USD năm 2020 do Covid-19; nhưng thị trường hàng hiệu đã qua sử dụng lại tăng (Luxury Resale Market) từ 31 tỷ USD năm 2019 lên 33 tỷ USD năm 2020.

Founder Joolux ‘phản pháo’ như thế nào về những nhận định không tích cực của các Sharks và cộng đồng mạng? - Ảnh 1.

Tiềm năng thị trường hàng hiệu và hàng hiệu đã qua sử dụng thế giới.

Cả hai điều trên cho thấy: còn rất nhiều đồ hiệu trong tủ đồ người tiêu dùng chưa được khai phá và bị lãng phí; đồng thời, nguồn cung hàng hiệu đã qua sử dụng đang rất lớn. 10% thị trường được khai phá trên chủ yếu nằm ở Mỹ, châu Âu, Nhật và Trung Quốc, những nơi có thị trường hàng hiệu lớn và lâu đời.

Với các Unicorn của các thị trường này như The Real Real, StockX (Mỹ), Vestiaire Collective (Pháp, và một số startup đang phát triển mạnh của Trung Quốc như Plum, Secoo cho thấy: Luxury Resale là một thị trường mới rất tiềm năng.

Thập kỷ 2020 được đánh giá là thập kỷ của thị trường hàng hiệu châu Á - đặc biệt là các thị trường đang lên ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thị trường hàng hiệu tiêu dùng của Việt Nam rơi vào khoảng $1.1 tỷ USD, theo Statista.

Founder Joolux ‘phản pháo’ như thế nào về những nhận định không tích cực của các Sharks và cộng đồng mạng? - Ảnh 2.

Thị trường hàng hiệu Việt Nam.

Đối tượng khách hàng chủ yếu của thị trường này nằm ở tầng lớp trung lưu (Upper and Lower Middle Class), những người có nhu cầu tiếp cận thị trường hàng hiệu dễ dàng hơn và tiêu dùng thông minh hơn (smart money). Trong đó, giới trẻ Millennial và Gen Z là những người thực tế hơn và rất quan tâm đến môi trường.

Cũng theo Statista, Việt Nam có khoảng 33 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu với tốc độ gia tăng hàng đầu Đông Nam Á và trên 60 triệu người là giới trẻ. Việt Nam cũng được đánh giá nước có nhu cầu về hàng hiệu hàng đầu trong khu vực.

Vậy, bài toàn kết nối cung - cầu này liệu có đáng giải và có đủ lớn ở quy mô doanh nghiệp?

Mảng kinh doanh của Joolux có truyền thống không? Và ý tưởng của Joolux có mới không?

Ngành công nghiệp hàng hiệu vốn rất truyền thống, các giao dịch phần lớn qua các cửa hàng và nó mới bắt đầu go online khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng vẫn chưa mạnh. Hàng hiệu qua sử dụng cũng là một thị trường mới, nhưng ngay lập tức đã được vận hành chủ yếu online - chiếm 80% khối lượng giao dịch.

Joolux cũng vận hành chủ yếu là online (marketplace) và kết hợp mô hình O2O thông qua showroom chính + các Shop in shop - nơi tiếp nhận sản phẩm, nhằm tăng sự tiện lợi và trải nghiệm cho khách hàng.

Founder Joolux ‘phản pháo’ như thế nào về những nhận định không tích cực của các Sharks và cộng đồng mạng? - Ảnh 3.

Một trong những lợi thế cạnh tranh của Joolux.

Joolux phát triển và ứng dụng công nghệ kiểm định cũng là một nỗ lực để thay đổi sự truyền thống về kiểm định hàng hiệu chủ yếu dựa vào con người, sau đó tiến tới tham vọng số hoá thông tin của toàn bộ sản phẩm qua Joolux. Tất cả nỗ lực này nhằm thay đổi các cách làm truyền thống của ngành hàng hiệu, mục tiêu cuối cùng là mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Ý tưởng của Joolux không mới, bằng chứng là đã có nhiều unicorn trên thế giới ở lĩnh vực này. Ý tưởng này ai cũng có thể nghĩ được và copy dễ dàng. Thị trường này ở Việt Nam khá phân mảnh, trên thị trường hiện cũng đã có rất nhiều cá nhân bán hàng hiệu đã qua sử dụng online. Tuy nhiên, để phá được ‘tảng băng’ ở thị trường này, cần sự chính thống, quan trọng vẫn là dám bắt đầu và khả năng thực thi.

Joolux không quá quan trọng chuyện cạnh tranh, mà chúng tôi chủ yếu tập trung xây dựng chuỗi năng lực nội tại như năng lực vận hành, kiểm định, spa sửa chữa hàng hiệu...để mang đến nhiều giá trị nhất cho khách hàng.

Dù không đạt được deal đầu tư của các Sharks, nhưng Joolux đã đạt được deal lớn nhất sau chương trình chính là sự ủng hộ của khách hàng. Mô hình của Joolux liệu có chết ngay hay chết từ từ, hay có thể mở rộng và phát triển, khách hàng chính là những người quyết định.

Quỳnh Như

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.55282840212701202-gnam-gnod-gnoc-av-skrahs-cac-auc-iab-ehc-iol-court-oahp-nahp-nad-gnad-dnahdnoces-ueih-od-hcid-oaig-nas-xulooj-rednuof/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Founder Joolux - sàn giao dịch đồ hiệu secondhand đăng đàn ‘phản pháo’ trước lời chê bai của các Sharks và cộng đồng mạn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools