vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM: Hưởng ứng chiến dịch “Nói không với ống hút nhựa”

2021-07-23 07:56

Rác thải nhựa mang lại nhiều tác hại cho môi trường cũng như sức khỏe của con người. Do đó, nhiều địa phương đã đưa ra kế hoạch tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

“Nói không với ống hút nhựa”

Ngày 16-7, Bộ TN&MT phát động chiến dịch trực tuyến “Nói không với ống hút nhựa”. Chiến dịch này diễn ra từ khi phát động đến hết năm 2021, với nhiều hoạt động truyền thông ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa và khuyến khích người tiêu dùng có trách nhiệm hơn với môi trường.

Theo lãnh đạo Bộ TN&MT, để thúc đẩy hơn nữa việc hạn chế sử dụng túi nylon và đồ nhựa dùng một lần, Bộ TN&MT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Chỉ thị số 33 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa…

Hơn nữa, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó có quy định rõ về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong thời gian tới, cũng như thể hiện được các cam kết của Việt Nam với quốc tế trong giải quyết các vấn đề rác thải nhựa, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa thải ra môi trường.

“Tôi mong muốn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội cùng đồng hành với Chính phủ, Bộ TN&MT đề xuất những sáng kiến, hành động cụ thể, thiết thực nhằm chống rác thải nhựa. Ngoài chiến dịch “Nói không với ống hút nhựa”, chúng ta còn có nhiều hoạt động, phong trào khác trên cả nước, lan tỏa được sức mạnh của tinh thần đoàn kết, cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ môi trường” - lãnh đạo Bộ TN&MT chia sẻ.

TP.HCM: Hưởng ứng chiến dịch “Nói không với ống hút nhựa” - ảnh 1
Chương trình “Ngày thứ Bảy tái chế” được tổ chức ở quận Gò Vấp. Ảnh: TL

Người dân giảm dùng sản phẩm nhựa

Nhận thức được tác hại của rác thải nhựa, nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đã có nhiều mô hình, hoạt động cụ thể nhằm giảm việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

Bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) quận Gò Vấp
(TP.HCM), cho biết HLHPN quận Gò Vấp đã phối hợp cùng HLHPN TP.HCM thực hiện chương trình giảm sử dụng đồ nhựa một lần.

Theo bà Lan, HLHPN đã có mô hình “Tái chế hộp sữa giấy” và chương trình “Ngày thứ Bảy tái chế” và đã nhận được sự tham gia đông đảo của người dân. Bên cạnh đó, hội tăng cường việc tuyên truyền để các hội viên giảm thải việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần thông qua việc mang giỏ xách đi chợ. Ngoài ra, HLHPN cũng vận động cán bộ, hội viên (là chủ những quán kinh doanh nước giải khát) thay thế ống hút nhựa bằng ống hút tinh bột, ống hút giấy, ống hút tre…

“Trước tiên, chúng tôi vận động những cán bộ, hội viên có kinh doanh nước giải khát thực hiện việc chuyển đổi ống hút nhựa thành ống hút thân thiện với môi trường. Đến nay đã có hơn 20 quán kinh doanh đồng thuận, chuyển đổi. Ngoài ra, chúng tôi còn vận động những cơ sở sản xuất ống hút tinh bột đồng hành với những hộ kinh doanh nước giải khát trên” - bà Lan chia sẻ.

Anh Phan Thanh Huy, chủ cửa hàng kinh doanh nước giải khát ở quận Gò Vấp
(TP.HCM), chia sẻ: “Thông qua các phương tiện truyền thông, tôi thấy được tác hại của việc sử dụng nhựa một lần. Từ đó, cửa hàng đã thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy, ly nhựa bằng ly giấy... Tôi rất hy vọng mỗi người dân cùng chung tay thực hiện việc giảm sử dụng đồ nhựa để góp phần bảo vệ môi trường”.

Xem thêm: lmth.3972001-auhn-tuh-gno-iov-gnohk-ion-hcid-neihc-gnu-gnouh-mchpt/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM: Hưởng ứng chiến dịch “Nói không với ống hút nhựa””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools