- Nam Phi: Biểu tình lan rộng thành bạo loạn, hôi của, hàng chục người chết
- Nam Phi: Nạn trộm cướp và xuất lậu "vàng xanh" hoành hành
Một tháng sau, đất nước này rơi vào tình trạng bất ổn hàng loạt, cướp bóc, đốt phá và bạo lực. Hàng ngàn cơ sở kinh doanh bị phá hủy và hơn 200 người thiệt mạng. Đây không phải là lần đầu tiên Nam Phi trải qua sự biến động như vậy. Câu hỏi được đưa ra lúc này là tại sao Tổng thống Nam Phi lại được mời xuất hiện "biểu tượng" tại một cuộc họp của các quốc gia giàu có hàng đầu thế giới, trong khi mọi thứ rõ ràng không phải là "khá tốt"?
Một số người có thể nghĩ đó là vì Nam Phi là quốc gia công nghiệp hóa nhất và là nền dân chủ hàng đầu của châu Phi. Sự phát triển của nó với tư cách là một nền dân chủ tự do, sau nhiều thập niên cai trị của chủ nghĩa tối cao do người da trắng thiết lập, đã gây ấn tượng với nhiều người ở phương Tây. Di sản của Nelson Mandela trong việc thúc đẩy đoàn kết dân tộc sau khi ngồi tù 27 năm được nhiều người nhớ đến và việc thông qua hiến pháp bảo vệ các quyền chính trị, kinh tế và tình dục tiến bộ, giúp củng cố các thông tin dân chủ của Nam Phi sau nhiều thập niên chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa hôm 18-7 đến thăm thị trấn Soweto - nơi diễn ra các cuộc bạo lực đốt phá cơ sở kinh doanh. Ảnh: AP. |
Thật vậy, trong một thời gian dài, Nam Phi dường như đã tránh được sự hỗn loạn chính trị từng gây ra đau khổ, bất hạnh cho nhiều nước châu Phi trong thời kỳ hậu thuộc địa. Tuy nhiên, chủ nghĩa ngoại lệ đó đã phải trả giá: nó cho phép đảng cầm quyền của Đại hội Dân tộc Phi (ANC) tạo ra một câu chuyện về sự tiến bộ ổn định, ngay cả khi tham nhũng nhấn chìm hàng ngũ lãnh đạo và chính phủ liên tiếp thất bại trong việc cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản đến các thị trấn chủ yếu là người Nam Phi da đen sinh sống.
Những thất vọng và phẫn nộ đã khiến những người Nam Phi trẻ tuổi và trung niên đi cướp bóc, tham gia vào các hành vi phá hoại trong tuần qua là câu chuyện không hề mới. Và những cảnh tượng gây rối tràn ngập Nam Phi gần đây từng xảy ra một vài lần trong hơn 10 năm qua.
Chẳng hạn, năm 2008, 62 người chết và 100.000 người phải di dời trong các cuộc tấn công bài ngoại nhằm vào người di cư châu Phi và các cửa hàng thuộc sở hữu nước ngoài. Chính phủ đã phản ứng chậm trước những đợt bùng phát bạo lực và chỉ triển khai binh sĩ để giúp kiểm soát tốt tình hình sau khi nhiều người di cư thiệt mạng. Đáng tiếc là Tổng thống Thabo Mbeki khi đó đã không giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bất ổn. Thay vào đó, ông lại lo lắng về việc “những hành động đáng xấu hổ của một số ít người dân” đã “làm mờ tên tuổi của Nam Phi” và làm giảm uy tín của ANC ở nước ngoài.
Vì vậy, với rất ít hoạt động để đánh giá và khắc phục những thách thức kinh tế-xã hội đằng sau bạo lực bài ngoại hoặc để tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó với bạo lực, Nam Phi lại tiếp tục trải qua những đợt bùng phát bạo lực trong năm 2015, 2018 và 2019. Và ANC bị cho là đã phớt lờ những lời cảnh báo và sử dụng nỗi sợ hãi của mọi người để làm lợi thế bầu cử. Với hy vọng rằng những lời hùng biện chống người di cư sẽ che chắn cho họ khỏi phải chịu trách nhiệm về rất nhiều thiếu sót kinh tế và xoa dịu những cử tri bất mãn, giới chức ANC đã đổ lỗi là người di cư tạo ra nguyên nhân khiến ngành y tế thất bại, tỷ lệ tội phạm cao và tình trạng thất nghiệp phổ biến.
Thực tế thì các chính sách của ANC đã không thực sự phá bỏ cấu trúc kinh tế áp bức của chế độ phân biệt chủng tộc và kết quả là người dân đang mất niềm tin vào nền dân chủ. Năm 2019, Nam Phi trải qua tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất trong bất kỳ cuộc tổng tuyển cử nào của đất nước kể từ khi kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1994.
Kết quả một cuộc khảo sát được Edelman Trust Barometer công bố hồi tháng 2 cho thấy người dân Nam Phi tin tưởng hơn vào kinh doanh so với trong chính phủ. Điều đó hầu như không gây ngạc nhiên, vì hơn một phần tư số thành phố gần như phá sản và các cơ quan nhà nước đang gặp khó khăn do tham nhũng và quản trị tồi. Từ tháng 8-2020 đến tháng 1-2021, Nam Phi đã trải qua 900 cuộc biểu tình về việc nhà nước không cung cấp đủ dịch vụ cho người dân.
Mặc dù đợt bạo lực và cướp bóc hàng loạt mới nhất có thể được châm ngòi bởi 15 tháng tù của cựu Tổng thống Jacob Zuma vì khinh thường các cáo buộc của tòa án nhưng nó chắc chắn phát triển do sự bất mãn tột độ trước tình trạng bất bình đẳng, tham nhũng và các hoạt động phát triển kinh tế không đầy đủ. ANC đang chủ trì một nền dân chủ thất bại với 30,4 triệu người Nam Phi đang sống trong cảnh nghèo đói.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình với người dân Nam Phi hôm 16-7, Tổng thống Cyril Ramaphosa hứa sẽ “dập tắt những ngọn lửa đang hoành hành và dập tắt từng viên than hồng cuối cùng”. Tuy nhiên, sự thật là “đám cháy” đang bùng phát dữ dội. Quá nhiều người Nam Phi vẫn bị đẩy ra rìa xã hội. Quá nhiều người đã bị cuốn vào một vòng xoáy của sự chán nản mà rõ ràng đe dọa sự ổn định chính trị-xã hội.
Trong tương lai, Cyril Ramaphosa phải ưu tiên nhanh chóng thiết lập một khoản trợ cấp thu nhập cơ bản, cải thiện cung cấp dịch vụ ở các thị trấn, dẹp bỏ tham nhũng và thực hiện chương trình cải cách ruộng đất mà ông đã hứa.
Sông Thương