- Triệu tập 3 phụ nữ phát tán tin đồn có "40 ca nhiễm COVID-19"
- Bác tin đồn 500 công nhân từ Bắc Giang về Thái Nguyên trốn cách ly
- Cảnh báo tin đồn thất thiệt từ "bong bóng bất động sản"
Chính những tin đồn độc hại kiểu này đã tạo nên sự hoang mang. Hậu quả đầu tiên nó gây ra chính là việc một bộ phận không nhỏ dân cư TP Hồ Chí Minh căng thẳng thu gom lương thực, thực phẩm. Việc đó tạo một tác động rất lớn, cộng hưởng với vài nguyên nhân khác nữa, đã tạo ra tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm. Hoang mang lại càng trở nên hoang mang hơn, tin đồn nhảm lại tiếp tục "phái sinh" trên các câu chuyện khan hiếm hàng hoá này.
Ở vào các giai đoạn xã hội có biến cố lớn như đại dịch, cơ chế niềm tin của công chúng rất dễ bị lung lạc và họ cũng dễ trở nên cả tin hơn. Để chống lại tin đồn, tin giả kiểu này, cần rất nhiều biện pháp. Nhưng trước hết, muốn hữu hiệu, phải có? "TIN THẬT" và phải có kênh tuyên truyền tin thật này một cách mạnh mẽ.
Đang tồn tại một thực trạng là các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đã chậm một bước lớn trong cuộc đua thu phục niềm tin công chúng so với các nguồn phát tán tin giả. Sự tụt lại ấy do nguyên nhân không xác định ngay từ đầu việc phải sử dụng các kênh tuyên truyền được dân chúng tiếp cận phổ biến nhất là các kênh hiệu quả và chính thống.
Ngày 9-7-2021, Phó Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã phải chỉ đạo để Ban Tuyên giáo Thành uỷ ra công văn hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là Sở Thông tin - Truyền thông, trong công tác giao tiếp với dân ở giai đoạn chống dịch. Sở Thông tin - Truyền thông được yêu cầu tổ chức gặp mặt báo chí định kỳ vào 17h mỗi ngày để cung cấp thông tin cập nhật. Đây là một nỗ lực rất lớn để thông báo các thông tin cấp thiết cho nhân dân Thành phố, nhưng để chống lại tin giả, hoang tin thì chưa đủ.
UBND TP Hồ Chí Minh và cấp thấp hơn là Sở Thông tin - Truyền thông nói riêng cũng như các Sở khác nói chung gần như chưa có một trang "fanpage" chính thức, được xác nhận ''chính chủ'', để cập nhật thông tin trên Facebook, một nền tảng mà người dân sử dụng để cập nhật thông tin rất phổ biến và thường xuyên. Nguồn hoang tin, tin giả cũng phát tán mạnh chủ yếu từ chính nền tảng mạng xã hội này.
Trong khi đó, ở nhiều cơ quan cấp Trung ương, các fanpage đang hoạt động rất hiệu dụng và được người dân coi là nguồn tham khảo chính thống nhất. Cổng thông tin Chính phủ là một điển hình. Rõ ràng đang có một sự chủ quan khi đánh giá tầm quan trọng của mặt trận "mạng xã hội", vô tình tạo ưu thế cho tin giả dễ bề hợp thành.
Xây dựng một fanpage chính thức không phải là việc khó và quá phức tạp. Việc bỏ qua nó rất có thể đến từ tư duy rất cũ, cho rằng "báo chí chính thống có đủ sức mạnh". Trong khi thực tế, tất cả các báo chính thống hiện tại đều dùng Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung để giao tiếp với độc giả của mình.
Hiện thời, việc lập các trang thông tin chính thức của các cơ quan nhà nước vẫn chưa phải là muộn. Xác lập lại chiến lược tuyên truyền cho phù hợp với hơi thở thời đại là nhiệm vụ hàng đầu mà các cơ quan, ban, ngành cần phải thực hiện cấp kỳ và sự hữu dụng của các kênh giao tiếp với dân chúng theo tiêu chí này chắc chắn sẽ góp một phần không nhỏ trong chiến lược chống dịch bệnh hôm nay.
Văn ĐoànXem thêm: /142156-nan-naoh-ioht-gnoht-neyurT/na-gnoc-ehgn-nav-nad-neid/nv.moc.dnac.acnv