vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyên gia: ‘Không gian ngân sách vẫn tăng thì nên mở rộng gói chi hỗ trợ’

2021-07-24 03:18

Chuyên gia: ‘Không gian ngân sách vẫn tăng thì nên mở rộng gói chi hỗ trợ’

Dũng Nguyễn

(KTSG Online) – Để hỗ trợ người dân và người lao động trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh hiện nay, các chuyên gia cho rằng cần đẩy nhanh tốc độ giải ngân để tiền thực sự đến tay người dân. Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp trước mắt là tồn tại, mới có thể tính đường phục hồi khi hết dịch.

Quận 3 (TPHCM) chi trả hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nguồn: TTXVN.

Ưu tiên tốc độ, không sợ sai địa chỉ

Trong buổi tọa đàm trực tuyến về “Kinh tế thời đại dịch” mới đây, nhiều chuyên gia đánh giá cao về việc thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 Chính phủ ban hành đầu tháng 7 vừa qua. Nội dung về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đặc biệt trong số này là khoản trợ cấp 26.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động. Theo đó, các gói hỗ trợ trong năm nay đã có tốc độ giải ngân và xét duyệt nhanh hơn rất nhiều.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, tốc độ xét duyệt nhanh hơn nhiều có thể do bối cảnh đặc thù của TPHCM trong đợt dịch lần này, khi người thực thi chính sách cũng cảm nhận được “sức nóng” là tiền phải đến người dân nhanh hơn.

Dù các giải pháp cho đến nay vẫn là giải pháp cũ từ năm ngoái, nhưng tốc độ lần này đã nhanh hơn. Trong năm ngoái, điều kiện xét duyệt của nhiều gói hỗ trợ rất khó khăn, điển hình như gói 62.000 tỉ đồng.

Bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Quan hệ lao động, đánh giá thiết kế của Nghị quyết 68 so với gói 62.000 tỉ trước đây đã được cải tiến rất nhiều. Theo đó đối tượng mở rộng, mức chi trả cao hơn, quy trình đơn giản hóa (trước đây là 1 tháng nay giảm xuống còn khoảng 7-10 ngày).

Theo bà Chi, trong đợt dịch lần này, tổ công tác chuyên trách đặc biệt đặt ở TPHCM, với đại diện là các cơ quan bộ ngành, nên phản ứng nhanh chóng đối với các thay đổi ở các địa phương. Do đó, yếu tố mấu chốt để hỗ trợ chính xác và nhanh là cần huy động sự vào cuộc của nhiều tổ chức xã hội và các cơ quan địa phương.

Còn theo ông Thành, các chính sách hỗ trợ thường là để tránh thất thoát, sợ sai đối tượng nên ra điều kiện rất khắt khe, trong khi người xét duyệt thì cố làm cho đúng không bị sai quy định.

Do đó, trong bối cảnh dịch bệnh và khó khăn như hiện nay, ông Thành khuyến nghị Nhà nước chưa cần lo đến chuyện tiền đến sai địa chỉ, mà quan trọng là đến được tay người dân. “Sẽ có tỷ lệ gian dối nhất định, nhưng trong điều kiện hiện nay thì mục tiêu hàng đầu giải ngân nhanh”, ông Thành nói.

Trước thời điểm ra đời Nghị quyết 68, các chính sách hỗ trợ với người lao động tiếp tục “dòng chảy” của năm ngoái, nhưng đến tay doanh nghiệp và người dân là không đáng kể. Xét về quy mô hỗ trợ, Việt Nam cũng nằm trong số ít các quốc gia hỗ trợ trực tiếp ngân sách ở mức thấp, ông Thành cho hay.

Do đó, chuyên gia này cũng đề xuất nên có những gói hỗ trợ trực tiếp và nhanh hơn, mạnh tay hơn. “Đây là thời điểm Nhà nước cần mạnh tay chi hỗ trợ hơn, không nên quá tiết kiệm nếu không gian ngân sách vẫn còn cho phép”, ông Thành nói.

Tuy nhiên, không chỉ ở góc độ hỗ trợ người lao động, chuyên gia cũng đề xuất cần tập trung vào các doanh nghiệp, vì nếu để họ “lụi tàn” thì sẽ đánh mất cơ hội phục hồi khi hết dịch. Một ví dụ mà ông Thành gợi ý, chẳng hạn như chi phí xét nghiệm dịch bệnh hiện nay có thể thực hiện cơ chế chi trả chung giữa ngân sách nhà nước và doanh nghiệp (mỗi bên một nửa).

Ở góc độ doanh nghiệp, theo ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia (TAB), Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh (hoạt động trong lĩnh vực du lịch), tác động Nghị quyết 68 đến doanh nghiệp là không có nhiều, chỉ có duy nhất chính sách giảm bảo hiểm cho người lao động, rồi chính sách tạm cho vay để trả lương cho nhân viên ngừng việc.

Hoạt động trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19, ngành du lịch đa số đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, theo ông Kiên, để phục hồi thì trước mắt cần tập trung sự hỗ trợ vào những doanh nghiệp tốt thay vì hỗ trợ chung cho mọi đối tượng, giúp họ tồn tại sau đó hỗ trợ dòng tiền để có thể phục hồi.

Bối cảnh kinh tế-xã hội đã khác so với đợt trước

Các chuyên gia cũng cho rằng bối cảnh kinh tế xã hội đã khác nhiều so với năm ngoái. Các con số cụ thể về số ca, tốc độ lây nhiễm thực tế cũng cho thấy sự nghiêm trọng của đợt dịch lần này. Đến nay, những doanh nghiệp có thể dùng nguồn dự trữ của mình để “sống sót” từ năm ngoái đến nay cũng đang dần cạn kiệt.

Theo ông Thành, khi chưa xuất hiện đợt dịch lần thứ tư, Việt Nam vẫn còn khá lạc quan khi nhiều doanh nghiệp dự kiến trở lại hoạt động, số doanh nghiệp đăng ký mới cũng tăng. Nhưng kể từ đợt dịch mới này, số doanh nghiệp đóng cửa đang tăng lên và sẽ còn cao hơn, số người thất nghiệp sẽ còn trầm trọng hơn trong những tháng tới.

Bà Chi cho biết tác động lên thị trường lao động trong đợt dịch lần này cũng hoàn toàn khác so với năm ngoái. Trong năm ngoái, doanh nghiệp lo ngại đơn hàng bị hoãn, hủy quá nhiều, nên ngay lập tức cho người lao động nghỉ việc rồi tốn chi phí tuyển mới khi đơn hàng quay lại. Còn trong năm nay, thị trường tiêu thụ phục hồi nhưng gặp vấn đề khó là đảm bảo sản xuất.

Với sự tham gia sâu hơn của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, những con số thống kê hiện nay vẫn chưa thể hiện hết được khó khăn của người lao động trong đợt dịch lần này, bà Chi đánh giá.

Tuy nhiên, bà Chi cho rằng ứng xử của doanh nghiệp đã bài bản và nhân văn hơn so với năm ngoái khi có trao đổi với người lao động về ảnh hưởng của dịch. Dù vậy, sự minh bạch này không diễn ra đồng nhất khi nhiều người sử dụng lao động cho rằng họ là người ra quyết định và người lao động phải chấp nhận.

“Theo nghiên cứu, các doanh nghiệp có mối quan hệ bền vững với người lao động là những doanh nghiệp có khả năng hồi phục tốt nhất sau đại dịch”, bà Chi gợi ý một giải pháp đối với các doanh nghiệp.

Xem thêm: lmth.ort-oh-ihc-iog-gnor-om-nen-iht-gnat-nav-hcas-nagn-naig-gnohk-aig-neyuhc/327813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyên gia: ‘Không gian ngân sách vẫn tăng thì nên mở rộng gói chi hỗ trợ’”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools