Nhân vật chúng tôi nhắc đến trong bài viết này là ông Nguyễn Văn Bé Ba ngụ ấp Mỹ Phú B, xã Mỹ An, huyện Tháp Mười. Ông Bé Ba sinh năm 1956 trong gia đình có 9 anh chị em. Nhà đông người nhưng cuộc sống của gia đình chỉ phụ thuộc vào công việc đồng áng, trông cậy vào mấy công ruộng làm 1 - 2 vụ/năm.
Cái nghèo bám riết ông từ khi còn nhỏ. Sau này, khi lấy vợ là bà Lê Thị Ngân (quê ở xã Phú Điền) thì những tháng ngày cơ cực, túng thiếu vẫn không buông tha ông. Cuộc sống của gia đình ông ngoài những công ruộng, gia đình phải đi cắt lúa thuê ở Đồng Tháp, Long An, An Giang, Hậu Giang...
Chia sẻ trên Báo Đồng Tháp, người đàn ông hơn 60 tuổi này cho biết: "Nhà tôi nghèo, còn bên vợ cũng chẳng khá hơn. Khi ra ở riêng, căn nhà lá nhỏ xíu là tổ ấm của vợ chồng tôi và cha mẹ cho 2 công ruộng làm phương kế sinh nhai. Nhưng khổ nỗi, thời đó hệ thống thủy lợi chưa phát triển, chưa có đê bao, mỗi năm chỉ làm được 2 vụ lúa, lại thường xuyên thất bát.
Rồi lần lượt 4 đứa con ra đời nên cảnh nghèo "di truyền" từ cha mẹ tôi sang đời tôi. Có nhiều khi các con than đói mà trong nhà lại hết gạo, lúc ấy, tôi rất buồn tủi và tự nhủ phải quyết tâm thoát nghèo".
Khi tuổi đã cao, nền nông nghiệp tự động hóa phát triển, vợ chồng ông Bé Ba phải giải nghệ. Lúc này, ông đánh liều chuyển 2 công ruộng sang trồng 300 cây mít Thái .
"Lúc chồng tôi quyết định chuyển sang trồng mít, tôi lo lắm vì chỉ có mấy triệu đồng làm vốn và cũng chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật trồng loại cây này. Trồng lúa dù sao cũng có gạo ăn, còn trồng mít mà thất bại là đói luôn. Nhưng thấy chồng quyết tâm quá nên tôi cũng ủng hộ", bà Ngân chia sẻ.
Trồng mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao.
Trông mít Thái là một mô hình nông nghiệp mà khá nhiều hộ nông dân trên cả nước khá thành công. Để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất, nên trồng vào đầu mùa mưa, tức từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.
Cây hoang mọc lề đường thành "thần dược tốt cho sức khỏe", mỗi năm thu về vài tỷ đồng
Từ lúc trồng đến lúc cho thu hoạch lứa đầu tiên chỉ mất khoảng 12-15 tháng. Cây đậu trái quanh năm nhất là vào mùa hè. Mỗi cây mít Thái chỉ nên giữ lại 4-5 trái ôm thân và gần gốc để tập trung dinh dưỡng nuôi trái to, đạt chất lượng, còn lại phải tỉa bỏ khi còn nhỏ.
Trái mít khi chín có trọng lượng từ 10-15 kg, bên trong có múi khá to và mọng, ăn thơm ngọt đậm. Từ năm thứ 2 về sau, mỗi cây mít có thể đạt năng suất khoảng 100kg trái/năm.
Mít Thái dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, cho năng suất cao. Sau 3 năm trông mít, năm 2016 - 2017, gia đình ông Ba Bé trúng đậm mùa mít. Với giá 50.000 đồng/kg, vườn mít đã mang lại lợi nhuận cả trăm triệu đồng cho gia đình ông. Ngoài trồng mít, hiện gia đình ông Bé Ba còn nuôi thỏ, gà, vịt... để tăng thu nhập.
Như vậy, từ một hộ gia đình nghèo, chỉ trong 6 năm làm kinh tế, năm 2019, gia đình ông Bé Ba đã công nhận thoát nghèo. Hiện, gia đình người nông dân này đã tích lũy được một khoản tiền gửi ngân hàng để chuẩn bị xây dựng ngôi nhà mới khang trang hơn.
Pha Lê
Doanh nghiệp và tiếp thị