Chuyển giao công nghệ vaccine Sputnik-V tại Việt Nam vào cuối năm
Minh Duy
(KTSG Online) - Trong tháng 8 tới, vaccine ngừa Covid-19 Sputnik-V sẽ được đóng ống tại Việt Nam và chuyển sang giai đoạn chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có 2 hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine với Mỹ và Nhật Bản.
Chuẩn bị tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại TPHCM. Ảnh: Minh Duy |
Tính từ đợt bùng dịch lần thứ từ, kể từ cuối tháng 4 cho đến nay (25-7), TPHCM đã có hơn 60.000 ca nhiễm Covid-19. Thành phố đang chuyển dần sang chiến lược điều trị.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại Quốc hội vào chiều nay (25-7). Theo đó, về chuyển giao công nghệ, Việt Nam đã ký kết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ với Nga, Mỹ, Nhật Bản.
Baochinhphu.vn dẫn lời bộ trưởng cho biết, với Nga, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn 1 gia công, đóng ống vaccine Sputnik-V và đang được kiểm định chất lượng tại Nga. Trong tháng 8 tới, vaccine sẽ được đóng ống tại Việt Nam và chuyển sang giai đoạn chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay.
Với hợp đồng với Mỹ, việc chuyển giao công nghệ vaccine cao nhất sẽ được tiến hành thử nghiệm vào tháng 8. Nhà máy sản xuất với quy mô trên 100 triệu liều đã được triển khai xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022.
Về tình hình cung ứng vaccine, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã đạt được cam kết, thỏa thuận, ký hợp đồng và nhận được nguồn viện trợ từ Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Australia, Anh... với hơn 130 triệu liều và đang nỗ lực đàm phán ký kết để nâng tổng số lên 170 triệu liều vaccine trong năm 2021.
Trong tháng 7 này, sẽ có khoảng hơn 12 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 `được chuyển cho các địa phương đang có dịch, các tỉnh, thành phố là đầu tàu kinh tế và các tỉnh khác, để tiêm cho các nhóm ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ cũng như theo đề nghị của các địa phương.
Vào khuya 24-7, Việt Nam đã nhận thêm 3.000.060 liều vaccine ngừa Covid-19 của Moderna do Chính phủ Mỹ hỗ trợ thông qua Cơ chế COVAX. Trong đó, 1.499.960 liều được chuyển đến TPHCM và 1.500.100 liều chuyển cho Hà Nội.
TPHCM chuyển dần sang chiến lược điều trị Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, tối nay (25-7), Bộ Y tế đã công bố thêm 2.227 ca nhiễm Covid-19 tại thành phố, nâng tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ 4, bắt đầu từ ngày 27-4 đến nay lên 60.425 ca. Hôm nay, thông tin tại buổi họp báo về tình hình kiểm soát dịch bệnh tại TPHCM, lãnh đạo thành phố cho biết, chiến lược của TPHCM là chuyển dần sang điều trị. Các nguồn lực, tổ chức khoa học cần được tập trung để điều phối công tác trên có hiệu quả, giảm tử vong tỷ lệ tử vong. Trong số các ca nhiễm Covid-19 tại TPHCM, có đến 80% trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Do đó, việc cách ly tại nhà sẽ tốt hơn cho người bệnh và giúp giảm tải cho hệ thống y tế. Trong thời gian tới, thành phố sẽ mở rộng tối đa năng lực tiếp nhận và điều trị ở các cơ sở y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức đồng thời nâng cấp cơ sở vật chất, nhân lực, tăng cường chức năng điều trị cho các bệnh viện dã chiến. Thành phố cũng huy động thêm các bệnh viện tư nhân, đề nghị các bác sĩ về hưu, lực lượng y tế tư nhân để hỗ trợ điều trị, tư vấn về sức khỏe cho người dân và triển khai thêm các cơ sở dã chiến để ứng phó trong trường hợp các ca nhiễm tăng cao |
Mời đọc thêm:
TPHCM huy động thêm nhân lực chống dịch
Việt Nam tiếp tục 'mục tiêu kép' chống dịch và phát triển kinh tế trong 2022
Các F0 mới phát hiện, không triệu chứng có thể cách ly tại nhà
Xem thêm: lmth.man-iouc-oav-man-teiv-iat-v-kintups-eniccav-ehgn-gnoc-oaig-neyuhc/467813/nv.semitnogiaseht.www