Sau khi tiêm vaccine, tiểu cầu giảm có đáng lo?
Minh Thảo
Theo các bác sĩ, đến nay không có số liệu nào cho thấy người mắc chứng rối loạn giảm tiểu cầu có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn người bình thường. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh để có những hướng dẫn cụ thể trong việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho nhóm đối tượng này.
Trong chương trình “Thắc mắc mùa dịch” trên Sài Gòn Tiếp Thị, một bạn đọc đã gửi câu hỏi đến chương trình: “Cách đây 3 tuần, tôi đã tiêm vaccine mũi thứ nhất, vì là người kỹ lưỡng, có sức khỏe yếu nên tôi theo dõi khá kỹ. Cách đây 1 tuần, tôi đã đi xét nghiệm máu, chỉ số tiểu cầu chỉ ở mức 138.000, sau đó 2 ngày, chỉ số tiểu cầu lên được 142.000. Nhiều người bạn ngành y nói với tôi rằng, nếu chỉ số tiểu cầu dưới 150.000 rất nguy hiểm. Trong thời điểm này, tôi có phải nhập viện để làm các xét nghiệm chuyên sâu không? Tôi nên nhập viện bây giờ không, vì tôi sợ nhập viện nguy cơ nhiễm Covid-19 rất cao mà giờ cơ thể tôi đang yếu”.
Trả lời qua chương trình “Thắc mắc mùa dịch”, bác sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giảng viên Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch cho biết việc giảm tiểu cầu ở mức quanh ngưỡng 150.000 là không quá đáng lo. Để hiểu rõ hơn, độc giả có thể xem video bên dưới.
Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo. |
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Xem thêm: lmth.ol-gnad-oc-maig-uac-ueit-eniccav-meit-ihk-uas/367813/nv.semitnogiaseht.www