vĐồng tin tức tài chính 365

Đưa 12 loại hoạt huyết vào danh mục điều trị COVID-19, Bộ Y tế nói gì?

2021-07-26 03:43

Vừa qua, Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu. Theo đó, tại hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược, có 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 được Bộ Y tế công bố, gồm:

1. Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên (Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an); 2. Viên nang Kovir (Công ty Cổ phần Sao Thái Dương); 3. Bạch địa căn (Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an); 4. Siro Viêm họng (Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an); 5. Siro Ngân kiều (Viện Y học Cổ truyền Quân đội - Bộ Quốc phòng); 6. Siro Dưỡng âm bổ phế (Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an); 7. Hạnh tô (Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương); 8. Vệ khí khang (Viện Y học Cổ truyền Quân đội - Bộ Quốc phòng); 9. Hoạt huyết Nhất Nhất (Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất); 10.Xuyên tâm liên; 11. Imboot; 12. Nasagast – KG

Bên cạnh 12 loại trên còn có một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

Trong văn bản, Bộ Y tế lưu ý, các thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu do bệnh viện bào chế và do các cá nhân, tổ chức ủng hộ được sử dụng điều trị cho người bệnh nhiễm COVID-19 ở mức độ nhẹ, không triệu chứng, cho các đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và các đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại đơn vị, địa phương.

Đưa 12 loại hoạt huyết vào danh mục điều trị COVID-19, Bộ Y tế nói gì? - ảnh 1
Điều  trị bệnh nhân COVID-19 tại  TP.HCM

Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định các tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh vi phạm về quy chế chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; quảng cáo không đúng nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh doanh, sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, đầu cơ tăng giả dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm sản xuất từ dược liệu…

Một lãnh đạo Bộ Y tế, cho biết các loại thuốc Đông y trên được sử dụng tùy theo thực tiễn các bệnh viện, cơ sở y tế khi được tài trợ để phát cho bệnh nhân. Điều đó có nghĩa là không phải bệnh nhân COVID-19 nào cũng giống nhau, mà từng bệnh nhân, tùy từng tình trạng, mức độ bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Vị này cũng lưu ý, các sản phẩm hoạt huyết không phải là thuốc điều trị COIVD-19 mà là sản phẩm trong danh sách đơn vị tài trợ, nên Bộ Y tế có hướng dẫn sử dụng.

Trước thực tế người dân tự ý đi mua thuốc dự phòng trong trường hợp “không may mắc COVID-19” ở TP.HCM, lãnh đạo Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi sử dụng thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ vì thuốc bao giờ cũng có 2 mặt, lợi và hại. Người dân nên dùng thuốc theo tư vấn của vác sĩ, không nên đổ xô đi mua, tích trữ thuốc. Bộ Y tế đã công bố danh sách các bác sĩ nhận tư vấn trực tuyến tại nhà, nếu có vấn đề gì người dân nên gọi để được tư vấn.

Xem thêm: lmth.2553001-ig-ion-et-y-ob-91divoc-irt-ueid-cum-hnad-oav-teyuh-taoh-iaol-21-aud/eohk-cus/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đưa 12 loại hoạt huyết vào danh mục điều trị COVID-19, Bộ Y tế nói gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools