Nhóm công nhân thuộc Công ty dịch vụ công ích quận 3 làm việc trên đường Bà Huyện Thanh Quan (Q.3)
Trước làm vì mưu sinh, sau đó họ xem đây là dịp để cống hiến cho xã hội, nên họ cần mẫn hoàn thành trách nhiệm dù trời nắng hay mưa.
Chăm từng cành cây, ngọn cỏ
11h tại đường Bà Huyện Thanh Quan (Q.3, TP.HCM). Tiếng máy cắt cỏ vẫn dồn dập. Nhóm công nhân đô thị thuộc Công ty Dịch vụ công ích quận 3 miệt mài cắt cỏ, tỉa bồn hoa bên vệ đường dưới trời nắng gắt.
Nghỉ làm công nhân gạch, Trần Minh Khoa (20 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM) làm công nhân đô thị được hơn một năm. Hối hả lùa cái chổi tre to dài, anh hết quét, lại cúi người xuống lùa đống lá... Không chỉ lá cây, nhiều nơi có rác cũng được anh cúi xuống lượm rồi cho vào túi.
Anh Khoa (phải ảnh) cùng công việc dọn dẹp, chỉnh trang đô thị trên đường Bà Huyện Thanh Quan
Quệt dòng mồ hôi ở trán, Khoa nói nghề làm việc ngoài trời suốt ngày này rất khổ. Mùa nắng thì phải việc dưới cái nóng của thời tiết, của dòng người, dòng xe phả ra. Mùa mưa thì đầm trong nước lạnh, bùn đất, nước thải cống rãnh.
Phía sau, anh Nguyễn Thành Tài (28 tuổi, ngụ quận 10) hốt đống lá mà Khoa vun lại cho vào bao. Anh Tài cũng chỉ vừa theo nghề này vài năm. Ban đầu, vì áp lực từ công việc và nhiều lần suýt bị các xe trên đường vô tình đâm phải, anh thấy choáng, muốn xin nghỉ. Nhưng vì cuộc sống, anh cố gắng vượt qua tháng đầu, rồi nửa năm và giờ đã thành thục với nghề.
Chẳng mấy chốc, con đường đầy cỏ cây mọc lởm chởm như được "tắm gội sạch sẽ". Nhìn ngó lại một lượt xem đã sạch chưa, anh Khoa bảo: "Nghề nào thì cũng phải chịu cực, chưa kể giờ dịch bệnh, có việc làm đã là may rồi".
"Yên tâm đã có chúng tôi!"
Nhiều công nhân thu gom rác nói đùa chẳng nghề nào khổ hơn nghề của họ. Ngày nào cũng làm bạn với rác, ngửi mùi hôi thối mãi cũng thành thơm. Nhưng cái nghề nhọc nhằn này cũng giúp họ mưu sinh qua nhiều thế hệ, có thu nhập nuôi sống gia đình.
Chiếc xe kéo của chị Trương Thúy Vân (43 tuổi, công nhân Hợp tác xã môi trường quận 3) về đến cổng bãi. "Tui đổ rác ở xe gom rồi, đây toàn phế liệu thôi, gom về để chiều bán" - chị Vân nói.
Chị nắm lấy thùng xe, kéo mạnh lấy đà rồi đẩy vào bãi. Chị vui vì hôm nay được nhiều hộ dân cho phế liệu để bán, đồng nghĩa với việc tối nay các con của chị sẽ được ăn một bữa ăn có cá, có thịt.
Oằn mình đẩy mãi, xe phế liệu mà chị Vân thu gom được mới vào đến bãi
Ông Lê Văn Phúc (51 tuổi, công nhân thu gom rác) kể, ông ít nhiều bị "thất thu" khi quán xá đóng cửa. Người dân ở nhà nhiều nên rác trong các khu dân cư tăng lên. Nếu như thường lệ, ông cần bắt đầu công việc từ đầu giờ chiều, đến chừng 17h đã xong việc, nhưng nhiều bữa nay, ông đều phải làm đến hơn 19h, thậm chí có hôm 20h mới xong.
"Dịch bệnh nên ai cùng e dè, không dám đụng mặt nhau. Nhưng mọi người cứ yên tâm là đã có chúng tôi, thành phố sẽ mãi sạch đẹp", ông Phúc cười.
Cắt tỉa từng cành cây...
Ông Phúc gắn chiếc thùng kéo của mình vào xe, bắt đầu một ngày làm việc mới
"Tấm khiên" giúp ông Phúc an tâm hơn khi bới móc rác là đôi bao tay nilong
Tuy nhiên nó cũng nhanh chóng bị xé rách, ông Phúc đành làm tiếp công việc tay không
Chị Vân được công ty cấp giấy xác nhận ra đường vì công việc thiết yếu
Một công nhân hái "lộc trời" về nấu canh chua...
Anh Toàn (trái ảnh) và anh Minh nỗ lực bảo trì một hệ thống cáp quang trên đường Ba tháng Hai (Q.10)
Để đảm bảo cho việc sự dụng mạng Internet của người dân được hiệu quả, nhất là trong giai đoạn toàn TP thực hiện giãn cách xã hội, lượng công nhân kỹ thuật từ các công ty viễn thông cũng đang phải làm việc cật lực.
Giữa cái nắng nực trên đường Ba Tháng Hai (quận 10), anh Mai Quốc Toàn (33 tuổi) cùng động nghiệp - anh Nguyễn Văn Minh (30 tuổi, cùng ngụ Bình Thạnh) - "vật lộn" cùng những sợi dây cáp lộn xộn để bảo trì hệ thống. Cả hai tỉ mỉ kiểm tra từng sợi cáp nhỏ, và đảm bảo rằng mọi kết nối được diễn ra thông suốt nhất. "Thấy nhỏ nhỏ vậy thôi chứ mà lỗi một sợi này thôi là cả hệ thống bị ảnh hưởng liền" - anh Toàn chia sẻ.
TTO - Sáng 21-7, mờ mắt với những con số về các ca nhiễm nhảy múa trên màn hình máy tính, tôi chợt bừng tỉnh khi một hàng tít nhỏ xuất hiện bên góc màn hình: Quảng Nam, Huế, Quảng Bình... xuất quân lên đường đón đồng bào về quê.
Xem thêm: mth.61471031172701202-noh-ueihn-ceiv-hcid-aum-ehn-uht-taht-gnourt-iom-hnis-ev-nahn-gnoc/nv.ertiout