vĐồng tin tức tài chính 365

Quy trình, định nghĩa hàng hóa thiết yếu chồng chéo làm kiệt sức doanh nghiệp

2021-07-27 14:58

Quy trình, định nghĩa hàng hóa thiết yếu chồng chéo làm kiệt sức doanh nghiệp

Lan Nhi

(KTSG Online) - Nguy cơ đứt chuỗi vận tải không những chậm được cải thiện trong những ngày qua mà càng ngày càng có xu hướng phức tạp hơn vì các quy định test Covid-19 kéo dài, vì giấy phép chồng chéo và vì các quy định về hàng hóa thiết yếu mỗi nơi mỗi kiểu làm kiệt sức doanh nghiệp.

Hàng trăm chiếc xe ùn tại trạm thu phí Pháp Vân-Cầu Giẽ hôm 24-7, ngày đầu tiên Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội. ẢnhTTXVN

Một doanh nghiệp dệt may vừa gửi kiến nghị đến Ban Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) của Thủ tướng ngay trong sáng nay, 27-7: “Hàng vải nguyên liệu chúng tôi đặt hai tháng mới về. Ngày 26-7 kế hoạch thông quan hoàn tất thì trước đó, ngày 24-7 có chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội về giãn cách xã hội. Chúng tôi đã kịp làm xong giấy QR Code luồng xanh rồi vì lô hàng này có vải sản xuất khẩu trang trẻ em. Xe chở hàng buổi  sáng ngày 26-7 từ Hải Phòng về Hà Nội nhưng chốt kiểm soát tại Hà Nội không cho xe vào vì lý do vải không phải là hàng hóa thiết yếu”. Đại diện doanh nghiệp búc xúc và cho biết, chốt kiểm soát chỉ chấp nhận cho thực phẩm vào thôi. Không có cách nào để vào được Hà Nội, xe đành quay đầu lại Hải Phòng.

Đến sáng ngày 27-7, hướng vận tải từ Vĩnh Phúc vào Hà Nội tắc dài 10 km, theo phản ánh của doanh nghiệp vì các xe không có QR Code dù chỉ chạy "quá cảnh" ngang qua Hà Nội cũng không được chấp nhận.

Quy định này là bất chấp cả chỉ đạo của Phó thủ tướng và văn bản chỉ đạo 7630 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành sáng cùng ngày yêu cầu không cần loại giấy nhận diện QR Code này mà chỉ cần lái xe có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 là các trạm kiểm soát phải cho xe qua.

Chốt kiểm soát yêu cầu doanh nghiệp về làm thêm giấy tờ trên hệ thống nhưng hệ thống của Bộ Giao thông Vận tải (đăng ký luồng xanh quốc gia) lại đang bị tấn công nghẽn mạng. Mà doanh nghiệp đã có QR code rồi, thế nên không có cách nào lách qua “cửa ải” kiểm soát để vào Hà Nội. “Hàng của chúng tôi là nguyên liệu thiết yếu, là vải sản xuất khẩu trang và vải sản xuất đồ sơ sinh, nhưng họ không nghe”. Doanh nghiệp chỉ biết than trời.

Câu chuyện của doanh nghiệp này không phải là cá biệt. Ngay tối ngày 26-7, tại cuộc giao ban trực tuyến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải với Sở Giao thông Vận tải các tỉnh thực hiện lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16, nhiều doanh nghiệp, chủ hàng, lái xe vận tải đều có phản ánh về việc gặp khó khăn khi đăng ký mã ưu tiên vận chuyển: thức ăn gia súc, nguyên vật liệu, vật tư… do những mặt hàng này không nằm trong danh mục hướng dẫn là thiết yếu mà Bộ Công Thương và một số địa phương ban hành hôm 21-7. Điều này khiến các Sở Giao thông Vận tải các địa phương lúng túng khi xem xét cấp giấy chứng nhận lưu thông hàng hóa (cấp QR code) vào luồng xanh cho doanh nghiệp.

Danh mục hàng hóa thiết yếu được Bộ Công Thương ban hành theo Quyết định 4359 hôm 21-7 bao gồm:
“Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh”.

Ngoài ra, tại Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 3-4-2020 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch Covid-19 quy định “Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu bao gồm: lương thực; thực phẩm; dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu...; các dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...); chứng khoán; bưu chính; viễn thông; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển; xuất, nhập khẩu hàng hóa; khám - chữa bệnh; tang lễ...”. Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND cấp tỉnh quyết định và công bố loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.

Trên cơ sở đó, Bộ đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế về nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tập quán tiêu dùng tại địa phương để đề xuất, tham mưu với UBND tỉnh, thành phố ban hành danh mục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (nếu cần thiết) cho phù hợp.

Như vậy thì vải sản xuất khẩu trang cho trẻ em là thuộc danh mục hàng hóa không thể thiếu cho đời sống, sản xuất, lại đã được cấp QR code nhưng Hà Nội vẫn không cho vào. Tương tự như trường hợp Bộ Y tế chấp thuận cho lái xe chở hàng hóa thiết yếu có test nhanh kháng nguyên Covid 19 được đi/đến/qua và chở hàng vào các tỉnh giãn cách nhưng ngày 25-7, Vĩnh Phúc vẫn không chấp nhận test nhanh mà chỉ chấp nhận lái xe có test PCR (có giá trị trong vòng 72 giờ, tính từ lúc test). Nhưng để lấy được giấy này, lái xe phải chờ một ngày rưỡi để máy trả kết quả. Như vậy, giá trị sử dụng chỉ còn 1,5 ngày.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban IV của Thủ tướng than thở: “Lượng văn bản mà địa phương, bộ ngành ban hành mấy hôm nay quá nhiều đến mức doanh nghiệp không nhớ nổi". Điển hình, hôm 26-7, văn bản do Phó thủ tướng  Lê Văn Thành ký chỉ đạo các chốt kiểm soát không chặn xe chở hàng hóa thiết yếu, nguyên liệu sản xuất kể cả chưa có QR code…, nhưng riêng Hải Phòng vẫn chặn các xe lại, kiểm tra đầy đủ QR code và giấy xét nghiệm RT-PCR mới cho qua.

Xem thêm: lmth.peihgn-hnaod-cus-teik-mal-oehc-gnohc-uey-teiht-aoh-gnah-aihgn-hnid-hnirt-yuq/818813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quy trình, định nghĩa hàng hóa thiết yếu chồng chéo làm kiệt sức doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools