vĐồng tin tức tài chính 365

Bão Covid-19 càn quét, doanh nghiệp dược phẩm, y tế có được hưởng lợi?

2021-07-28 08:31

Làn sóng Covid-19 với tốc độ càn quét khủng khiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh ảm đạm, trì trệ. Trái ngược với bức tranh kinh doanh u ám của hầu hết các ngành nghề kinh tế, nhiều doanh nghiệp dược, y tế lại ghi nhận kết quả kinh doanh khá sáng sủa trong đại dịch.

Sở dĩ, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tăng cao trong đại dịch cũng là nguyên nhân giúp doanh thu của các doanh nghiệp này tăng mạnh. Thậm chí có những doanh nghiệp còn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng 2-3 lần so với cùng kỳ.

Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report về tác động của Covid-19 đến các doanh nghiệp ngành dược, có 64,3% doanh nghiệp đánh giá tác động nghiêm trọng vừa phải; 28,6% doanh nghiệp đánh giá tác động ít, không đáng kể và chỉ có 7,1% doanh nghiệp đánh giá tác động nghiêm trọng.

Tài chính - Ngân hàng - Bão Covid-19 càn quét, doanh nghiệp dược phẩm, y tế có được hưởng lợi?

Kết quả kinh doanh quý 2/2021 của các công ty trong ngành dược, vật tư y tế

Một trong những doanh nghiệp ngành dược báo lãi lớn trong quý 2/2021 không thể không kể đến “ông lớn” của ngành là CTCP Dược Hậu Giang (Mã: DHG). Doanh nghiệp này tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng khi ghi nhận doanh thu và lợi nhuận gộp đạt lần lượt 948 tỷ đồng và 463 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 8% so với cùng kỳ.

Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu thuần của công ty dược này đạt 1.965 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 404 tỷ, lần lượt tăng 17% và tăng 11%. Đây cũng là kỳ có kết quả cao nhất về lợi nhuận sau thuế kể từ đầu năm 2017 đến nay.

Năm 2021, Dược Hậu Giang đặt mục tiêu doanh thu 3.970 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 821 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, Công ty đã hoàn thành 49,5% và 55,2% các kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm.

Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt hơn 4.500 tỷ đồng. So với các công ty cùng ngành, tổng tài sản của Dược Hậu Giang luôn được giữ ở mức cao, kỳ này gấp đôi Imexpharm, gấp 3 lần Trapaco và gần 4 lần OPC.

Một doanh nghiệp ngành dược khác cũng báo lãi tăng mạnh là CTCP Traphaco (Mã: TRA) khi ghi nhận khoản lãi ròng 63 tỷ đồng, tăng trưởng 48% so với cùng kỳ.

Cụ thể, riêng quý 2 doanh thu thuần đạt 556,6 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu nên lợi nhuận gộp đạt gần 290 tỷ đồng, tăng 27% so với quý 2/2020. Sau khi khấu trừ chi phí, Traphaco báo lãi sau thuế công ty mẹ đạt 63 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo giải trình từ phía doanh nghiệp, nhờ tập trung vào các chương trình thúc đẩy bán các sản phẩm truyền thống nên công ty có biên lợi nhuận tốt dẫn đến tỷ lệ chi phí giá vốn bán hàng quý 2 giảm so với cùng kỳ.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, Traphaco doanh thu đạt 1.028 tỷ đồng tăng 21%, lợi nhuận sau thuế đạt 124 tỷ đồng, tăng 37%. Trong năm 2021, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 240 tỷ đồng. Như vậy 6 tháng đầu năm, Traphaco thực hiện 52% kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Tương tự, CTCP Pymepharco (Mã: PME) cũng ghi nhận tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận.Theo đó, trong quý 2/2021 PME ghi nhận doanh thu đạt 524 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Sau khi khấu trừ chi phí, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 78 tỷ đồng, tăng 20%.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, PME ghi nhận doanh thu đạt 1.076 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 168 tỷ đồng, lần lượt tăng 29% và 20% so với cùng kỳ năm trước.

Sở dĩ kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý này đến từ việc Pymepharco ra mắt thêm thương hiệu sản phẩm nên doanh thu thuần bán hàng trong quý tăng gần 46%.

CTCP Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco (Mã: PBC) khi ghi nhận lợi nhuận gấp 2,7 lần mục tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau hai quý.

Tài chính - Ngân hàng - Bão Covid-19 càn quét, doanh nghiệp dược phẩm, y tế có được hưởng lợi? (Hình 2).

Pharbaco có một quý kinh doanh ấn tượng khi sau hai quý đã vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm

Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 256 tỷ đồng, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi các chi phí, Pharbaco báo lãi ròng 12,3 tỷ đồng, tăng 123,6%.

Lũy kế 6 tháng, công ty đạt 476 tỷ đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 26,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 33,6 tỷ đồng, tăng 281% so vơi cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 26,6 tỷ đồng, tăng 291% so với cùng kỳ.

Năm 2021 PBC đặt mục tiêu doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 10 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm Pharbaco mới đạt hơn 47% doanh thu nhưng lợi nhuận đã gấp gần 2,7 lần mục tiêu cả năm. Đáng chú ý, đây cũng là công ty dược duy nhất vượt kế hoạch lãi cả năm tính đến thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp ngành dược nào cũng được hưởng lợi, nhiều công ty quy mô nhỏ vẫn ghi nhận lợi nhuận đi ngang thậm chí giảm sút do nguyên liệu đầu vào tăng và kênh tiêu thụ bị gián đoạn trong bối cảnh dịch Covid-19.

CTCP Dược phẩm OPC (Mã OPC) lại ghi nhận kết quả kinh doanh kém sáng khi giảm 20% lợi nhuận so với cùng kỳ do chi phí tăng cao.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021, OPC đạt doanh thu gần 194 tỷ đồng, đi ngang so với năm trước. Tuy nhiên, dưới tác động của Covid-19, OPC chịu áp lực tăng của các khoản mục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp với mức tăng lần lượt là 11% và 41,3% so với cùng kỳ năm trước.

Do đó, khấu trừ các loại chi phí, thuế, phí, Dược phẩm OPC còn lãi sau thuế xấp xỉ 17 tỷ đồng trong quý 2, giảm 20,3% so với quý 2/2020.

Tương tự, CTCP Hóa - Dược phẩm Mekophar (Mã: MKP) cũng ghi nhận mức lãi nhỏ giọt chỉ vỏn vẹn 2,2 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ.

Theo đó, doanh thu thuần của MKP ghi nhận tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 254,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán tăng 15% lên 209,1 tỷ đồng, dẫn tới lợi nhuận gộp giảm 21% xuống còn 45,6 tỷ đồng. Sau khi trừ toàn bộ chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 2,2 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của MKP đạt 518,8 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng MKP đạt xấp xỉ 14 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 11,2 tỷ đồng, giảm đi một nửa so với số lãi 6 tháng đầu năm 2020.

Năm 2021, MKP đặt mục tiêu lãi trước thuế 70 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, công ty mới thực hiện 1/5 kế hoạch.

 

Nhìn về triển vọng năm 2021, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) nhận định, ngành dược sẽ khả quan hơn trong năm 2021. Theo đó nguồn cung nguyên liệu đã phục hồi từ cuối quý I/2020 và không còn là một rủi ro lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm.

Ở mảng sản xuất, tiến độ hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài được kỳ vọng sẽ tăng tốc sau khi cả việc di chuyển của các chuyên gia tới Việt Nam và việc xét duyệt tiêu chuẩn từ xa được cho phép.

 

PHƯƠNG LY

Xem thêm: lmth.333225a-iol-gnouh-coud-oc-et-y-mahp-coud-peihgn-hnaod-teuq-nac-91-divoc-oab/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bão Covid-19 càn quét, doanh nghiệp dược phẩm, y tế có được hưởng lợi?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools