vĐồng tin tức tài chính 365

KTSG số 31-2021: 'Chống dịch' trên mặt trận kinh tế

2021-07-28 12:10

KTSG số 31-2021: 'Chống dịch' trên mặt trận kinh tế

Tòa soạn KTSG

(KTSG Online) - Các đợt phong tỏa, giãn cách nghiêm ngặt để phòng chống dịch Covid-19 đã được tuyên bố nối tiếp nhau tại nhiều địa phương trên cả nước. Thực tế đã có dấu hiệu ngừng trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng. Vậy cần phải “chống dịch” trên mặt trận kinh tế như thế nào là nội dung mà KTSG bản in phát hành sáng mai (29-7) tập trung giới thiệu đến bạn đọc.

Duy trì và phát triển nguồn lực để thắng cuộc chiến dài (GS. Nguyễn Đức Khương): Khi có nhiều yếu tố bất định thì cần xác định một chiến lược đường dài. Nghĩa là buộc phải thực thi các biện pháp duy trì và thúc đẩy kinh tế để có thể tạo được nguồn lực, sức bền và sức chống chịu lâu dài.

Những ưu tiên chính sách cho phục hồi kinh tế đến cuối năm 2021 (PGS.TS. Phạm Thế Anh): Sự phục hồi kinh tế không thể tách rời quá trình tiêm chủng vaccin trên diện rộng. Về khía cạnh này, Việt Nam đang đi chậm hơn các nước trên thế giới và khu khu vực, thậm chí chậm với cả chính lượng vaccin mà mình có.

Doanh nghiệp cũng đang cần “máy thở” (PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo): Nền kinh tế ngày càng ốm yếu khiến doanh nghiệp cạn kiệt sức lực. Nếu không có các giải pháp kịp thời và hữu hiệu, e rằng tình hình sẽ ngày càng xấu hơn.

Doanh nghiệp như cá trên cạn (TS. Võ Đình Trí): TPHCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, có cấu trúc phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động thương mại dịch vụ với rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Thực hiện giãn cách quyết liệt mà không kèm theo các giải pháp hỗ trợ thì e rằng các “mạch máu nhỏ” sẽ bị vỡ theo dây chuyền.

Đơn hàng rời khỏi Việt Nam do dịch có quay lại? (Phan Minh Ngọc): Các đơn hàng rời khỏi Việt Nam để chuyển sang các nước khác, như trong ngành dệt may, là ví dụ của đứt gãy chuỗi cung ứng.

Hoạt động R&D và an ninh y tế quốc gia (Lê Hoài Ân - Nguyễn Duy Khánh): Những thất bại trong việc đảm bảo nguồn vaccin, một lần nữa phơi bày những điểm yếu trong cấu trúc kinh tế của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Thị trường - Nhà nước - cộng đồng trong chống dịch (Huỳnh Thế Du): Vai trò của Nhà nước là thúc đẩy cạnh tranh, tạo sân chơi bình đẳng. Nhưng đáng tiếc là một số chính sách chống dịch lại tạo điều kiện cho độc quyền và bất bình đẳng trong kinh doanh.

Thấy gì từ báo cáo di chuyển cộng đồng trong dịch Covid-19 tại Việt Nam? (Nguyễn Thị Hồng Vân - Trần Hùng Sơn): Xu hướng giảm di chuyển của cộng đồng có sự khác biệt giữa các địa phương khi áp dụng hạn chế di chuyển cho những địa phương bị ảnh hưởng dịch mạnh nhất.

Liên kết vùng ở đâu! (mục Ý kiến): Nếu các tỉnh, thành có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ để cùng tìm giải pháp cung ứng hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh thì liệu tình hình cung ứng thực phẩm thiết yếu cho TPHCM có căng thẳng như những ngày vừa qua?

Những điều cần làm tốt hơn (Tấn Đức): Nếu Chỉ thị 15, 16 được thực thi nghiêm túc, chắc hẳn đến nay, TPHCM và một số tỉnh lân cận đã kiểm soát được dịch bệnh…

Dịch bệnh tiếp tục “bủa vây” VN-Index! (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán đã có tuần giảm điểm thứ ba liên tiếp. Nhà đầu tư được khuyến nghị ưu tiên quản trị rủi ro danh mục đầu tư thay vì tâm lý mua đuổi, sợ “lỡ sóng”.

Kịch bản tháng 6, tháng 7 năm ngoái lặp lại? (Nhật Minh): Với mức giảm VN-Index 13,5% về 1.230 điểm vào ngày 20-7, thành quả tăng trong hai tháng trước đó đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Liệu có động lực nào cho thị trường tăng giá trong thời gian tới?

Cổ phiếu ngân hàng: Giá đang phản ánh trước những khó khăn! (Linh Trang): Các ngân hàng chỉ công bố giảm lãi suất đối với nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, tập trung ở các ngành sản xuất, du lịch, vận tải… Do đó, con số ảnh hưởng lợi nhuận có thể sẽ nhỏ hơn so với lo ngại của các nhà đầu tư.

Những cổ phiếu ngược dòng (Triêu Dương): Trong khi thị trường chung giảm, cổ phiếu nào có thể lội ngược dòng sẽ cho thấy doanh nghiệp điểm có điểm hấp dẫn riêng, và vì vậy, nó thường tăng mạnh hơn khi thị trường chung phục hồi.

Tỷ giá - lo ngại cuối năm? (Tuệ Nhiên): Giá mua bán đô la Mỹ trên thị trường tự do bất ngờ giảm mạnh, trái ngược với diễn biến tỷ giá trung tâm đô la Mỹ/tiền đồng vẫn lầm lũi đi lên. Vì sao có sự ngược pha này khi nguồn cung ngoại tệ trong nước đang suy yếu?

Số liệu khó tin (Hồ Quốc Tuấn): So với bức tranh ngành ngân hàng Mỹ, bức tranh về ngành ngân hàng Việt Nam chẳng khác bức vẽ của học sinh tiểu học với loang lổ những khoảng trống đầy dấu hỏi.

Bảo lãnh ngân hàng: Còn tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp (LS. Đỗ Đức Anh): Trong mối quan hệ mà ngân hàng là bên có ưu thế rất lớn, bên yếu thế chỉ có thể lựa chọn: (i) không sử dụng dịch vụ của ngân hàng; (ii) có sử dụng dịch vụ thì buộc phải chấp nhận các điều khoản mà ngân hàng đưa ra.

Chứng khoán hóa quyền sở hữu trí tuệ: Tìm vốn trong khủng hoảng Covid! (Lê Thị Thiên Hương): Vì tính hữu ích trong hỗ trợ tìm nguồn vốn đầu tư cũng như tác động tích cực tới khả năng sáng tạo đổi mới, chứng khoán hóa quyền sở hữu trí tuệ nên được xem xét khả năng áp dụng ở Việt Nam.

Bàn chuyện mở cửa đón mùa du lịch quốc tế tháng 10 (Đào Loan): Mùa du lịch quốc tế sẽ bắt đầu vào tháng 10. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải tăng tốc các công việc chuẩn bị đón khách để du lịch còn cơ hội “sống”.

Nhìn từ Phuket Sandbox (Hồ Nguyên Thảo): Phuket bắt đầu đón khách từ 1-7-2021. Bali cũng nôn nóng không kém. Guam (thuộc Mỹ) cũng đã nhập cuộc… Đó là những ví dụ tham khảo cho ngành du lịch Việt Nam.

Cho thôi việc mùa Covid: Cứu doanh nghiệp hay nguy cơ hầu tòa? (Bùi Việt Anh): Có 40% số doanh nghiệp tại Việt Nam phải cắt giảm nhân sự, trong đó có 27% cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc. Phương án chấm dứt hợp đồng lao động liệu có những rủi ro pháp lý nào cho doanh nghiệp?

Giải thể chưa hẳn thoát được trách nhiệm pháp lý (LS. Hồ Thị Trâm): Không phải mọi trường hợp giải thể doanh nghiệp đều đặt dấu chấm hết về trách nhiệm pháp lý.

Một lỗi cũng đã là quá nhiều (Trần Thanh Tâm): Để thuyết phục dân chúng tuân thủ hoàn toàn các quy định chống dịch, chính quyền các cấp, nhất là các bộ phận trực tiếp tiếp xúc người dân, cần tuân thủ nguyên tắc tôn trọng và công bằng cho dân.

Đầu xuôi mà đuôi không lọt, doanh nghiệp lãnh đủ (Song Nghi): Việc ùn tắc do kiểm soát chống dịch cứng nhắc vẫn tiếp tục lặp lại. Doanh nghiệp bị tốn thêm chi phí, bị phạt hợp đồng vì giao hàng chậm… Về lâu dài, họ còn có thể bị mất luôn đơn hàng xuất khẩu…

Đối thoại với học giả Yuval Noal Harari về dịch bệnh (Nguyễn An Nam): Cùng học giả thời danh Yuval Noal Harari nhìn lại một lịch sử dịch bệnh trong cuốn sách nổi tiếng Homo Deus - Lược sử tương lai (bản dịch của Dương Ngọc Trà, Nhã Nam và NXB Thế giới, 2018).

Béo phì, khớp gối và Covid-19 (Tăng Hà Nam Anh - Trần Thị Thanh Trúc): Thừa cân - béo phì cũng là một “đại dịch”. Béo phì làm khớp gối mau hư.

Sự nhẫn nhịn (Thanh Thảo): Tự tin mà đi kèm với nhẫn nhịn thì sự tự tin ấy có tầm cao và chiều sâu hơn rất nhiều.

Drone cứu nguy giao hàng thời dịch Covid (Song Hảo-Trí Dũng): Người ta dùng máy bay không người lái (drone) để giao hàng đặt mua qua mạng, từ ly cà phê cho đến các bộ kit dùng xét nghiệm virus. Nhưng đó là chuyện ở nước ngoài. Drone “made in Vietnam” chỉ mới ở điểm khởi đầu về số nhà sản xuất và lĩnh vực được ứng dụng.

Giá cà phê trổ trời mà lên (Nguyễn Quang Bình): Chỉ trong ba ngày giao dịch cuối tuần trước, giá trên hai sàn cà phê phái sinh biến động chưa từng thấy…

Trang Kinh tế thế giới có các bài viết: Olympic Tokyo 2020 - Dấu ấn của kinh tế tuần hoàn (Lạc Diệp); Kinh tế toàn cầu đang tăng tốc nhưng biến thể Delta vẫn là ẩn số khó lường (Song Thanh); Biến đổi khí hậu - Thời tiết cực đoan (Nguyễn Vũ).

Mời bạn đọc đón xem!

Xem thêm: lmth.-et-hnik-nart-tam-nert-hcid-gnohc-1202-13-os-gstk/098813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“KTSG số 31-2021: 'Chống dịch' trên mặt trận kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools